RSS Feed for Tổng công ty Điện lực miền Nam trước thách thức đảm bảo cung cấp điện năm 2024 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 22/01/2025 17:05
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tổng công ty Điện lực miền Nam trước thách thức đảm bảo cung cấp điện năm 2024

 - Để đảm bảo cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã triển khai kế hoạch cung cấp điện trên phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam bằng nhiều giải pháp căn cơ, nhằm đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, năm 2024, EVNSPC sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức trong việc đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn quản lý.
Biểu giá điện mới tác động thế nào đến từng nhóm khách hàng của EVNSPC? Biểu giá điện mới tác động thế nào đến từng nhóm khách hàng của EVNSPC?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 1416/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, từ ngày 9/11/2023 giá bán lẻ điện bình quân là 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT), tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân trước đây. Tại 21 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam, mức điều chỉnh này cũng có các tác động khác nhau đến từng nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện.

EVNSPC và 21 tỉnh phía Nam bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong cung cấp điện EVNSPC và 21 tỉnh phía Nam bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong cung cấp điện

Tại Tây Ninh, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa tổ chức hội nghị phối hợp với các Sở Công thương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo cung cấp điện.

Theo kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện Việt Nam năm 2024, với các phương án đã được Bộ Công Thương phê duyệt, việc cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt năm 2024 cơ bản sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên, theo đánh giá, giá năm 2024 là năm xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi, gây khó khăn trong việc cung cấp điện: Không có nguồn điện lớn nào vào vận hành, lượng khí cấp cho phát điện từ các nguồn khí hiện hữu đang ở giai đoạn suy giảm, nguồn khí mới vào chậm tiến độ, nhu cầu than cho phát điện tăng cao nên lượng than nhập khẩu tăng cao.

Theo kế hoạch này, Bộ Công Thương giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phối hợp cùng các đơn vị liên quan trong việc đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu than, khí, dầu và đảm bảo độ sẵn sàng, khả dụng cao của các tổ máy phát điện.

Bên cạnh đó, lập các kế hoạch cung cấp điện chi tiết, cụ thể cho từng tháng, từng tuần. Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng đang thực hiện và các dự án có trong kế hoạch được phê duyệt đảm bảo giải toả công suất cho các nguồn điện, giảm tải cho các đường dây, máy biến áp đang phải vận hành đầy và quá tải.

Tổng công ty Điện lực miền Nam trước thách thức đảm bảo cung cấp điện năm 2024
EVNSPC triển khai kế hoạch cung cấp điện trên phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam bằng nhiều giải pháp căn cơ, nhằm đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, để đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân, không thực hiện điều hòa tiết giảm phụ tải. Đồng thời, xem xét các yếu tố tác động (như phát triển điện mặt trời mái nhà, kế hoạch điện tự sản xuất, kế hoạch đầu tư xây dựng lưới điện và các chỉ tiêu liên quan điện thương phẩm, tổn thất điện năng, quản lý kỹ thuật lưới điện), EVNSPC đã yêu cầu các công ty điện lực xây dựng kế hoạch cung cấp điện năm 2024 theo từng tháng và cả năm. Cùng với đó là kế hoạch vận hành, bảo dưỡng sửa chữa phải được lập hàng tuần/tháng/năm và công bố lên các trang thông tin điện tử để khách hàng nắm bắt.

Trong trường hợp mất cân đối cung - cầu điện hệ thống điện miền Nam, hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện thì phải thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, quản lý nhu cầu phụ tải điện. Mặt khác, thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải phi thương mại (DR) với mức công suất tiết giảm đã được thỏa thuận, ký hợp đồng, hoặc huy động nguồn phát riêng của khách hàng, kể cả khách hàng điện mặt trời mái nhà, xét khách hàng theo thứ tự quan trọng ưu tiên cấp điện được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Trong trường hợp mức độ yêu cầu phải tiết giảm cao hơn khả năng vận động khách hàng tham gia các chương trình DR, do vượt quá công suất đã thỏa thuận, hoặc khách hàng từ chối tham gia chương trình DR (theo yêu cầu từ cơ quan quản lý Nhà nước, của EVN), thì các đơn vị điện lực phải thực hiện tiết giảm điện theo quy định cho từng trạm biến áp 110 kV, từng tuyến đường dây cao thế, trung thế, mức độ ảnh hưởng đến khách hàng thuộc trạm và tuyến đường dây.

Ngoài ra, EVNSPC yêu cầu các công ty điện lực một số nội dung cụ thể như sau:

- Rà soát, cập nhật danh sách khách hàng sử dụng năng lượng trọng điểm, khách hàng có mức tiêu thụ điện từ 1 triệu kWh trở lên trong năm 2023, thực hiện chương trình Quản lý nhu cầu điện (DSM), chương trình DR, ký thỏa thuận, phụ lục hợp đồng với khách hàng tham gia các chương trình DR trong năm 2024 theo quy định của Bộ Công Thương.

- Làm việc với tất cả khách hàng sắt thép, xi măng và khách hàng có từ 2 phân kỳ ghi điện trở lên, khách hàng có nguồn điện riêng để đăng ký công suất, sản lượng, biểu đồ phụ tải năm 2024, công suất có thể huy động từ các nguồn điện riêng để thỏa thuận tự tiết giảm công suất và sản lượng khi hệ thống điện miền Nam mất cân đối cung - cầu điện, hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn.

- Ký phụ lục hợp đồng mua bán điện năm 2024, nếu nhu cầu sử dụng điện của khách hàng thay đổi tăng, hoặc biểu đồ phụ tải thay đổi so với năm trước.

- Xác thực với từng khách hàng nhu cầu sử dụng điện dự kiến theo từng tháng của năm 2024, dựa vào việc đối chiếu với kế hoạch sản xuất, kinh doanh thực tế của khách hàng và tình hình phát triển của nhóm ngành nghề trong năm 2023.

- Thỏa thuận với khách hàng các mức giảm công suất, sản lượng với tỷ lệ đề xuất theo từng tháng khách hàng đăng ký.

- Thống kê khả năng huy động các nguồn điện riêng của từng khách hàng để đưa vào phương án cung cấp điện, bao gồm: Công suất đặt nguồn phát riêng, công suất có thể huy động, số giờ có thể huy động trong một ngày, số ngày có thể huy động trong tuần.

- Thực hiện Chương trình tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 20/CT-TTg (CT20) ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo.

- Xây dựng và thực hiện chương trình tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lý và hiệu quả năm 2024, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh truyền thông hiệu quả khác.

- Phối hợp ngành Công Thương để tổ chức và giám sát việc thực hiện tiết kiệm điện của khách hàng.

- Trình UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt các nội dung như: Duy trì hoạt động Ban điều hành cung cấp điện tại địa phương; Chương trình tiết kiệm điện tại địa phương theo CT20; Kế hoạch cung cấp điện và danh sách khách hàng quan trọng cần đảm bảo cung cấp điện trong năm 2024.

- Phê duyệt phương án mất cân đối cung - cầu trong trường hợp hệ thống điện miền Nam mất cân đối cung - cầu, hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện.

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, tuyên truyền và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

- Thường xuyên kiểm tra lưới điện để kịp thời phát hiện nguy cơ sự cố, cũng như thực hiện các biện pháp ngăn chặn.

- Đánh giá, lập kế hoạch và triển khai các công trình đường dây, trạm biến áp 110 kV mang tính chất quan trọng, các đường trục liên kết phía 110 kV giữa các trạm 220 kV lân cận nhằm hỗ trợ việc chuyển tải qua lại.

- Đưa ra giải pháp đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, thường xuyên các công trình phục vụ đảm bảo cung cấp điện.

- Kiểm tra, rà soát các khu vực lưới điện, trạm biến áp đang gần đầy tải, đã đầy tải, quá tải; xây dựng phương án, giải pháp và kế hoạch cụ thể, chi tiết các đường dây, trạm biến áp để xử lý đầy tải, quá tải.

- Thường xuyên theo dõi sát các thông số vận hành trên lưới điện, có phương án san chuyển tải. Có phương án giảm nhận công suất phản kháng từ lưới điện truyền tải để vận hành lưới điện tối ưu.

Năm 2023, trước tình hình chung của nền kinh tế suy giảm, việc cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Ngành điện cũng đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục, về cơ bản cũng đã đạt được những tín hiệu tích cực, bởi luôn nhận được sự đồng thuận của quý khách hàng, cũng như sự hỗ trợ đầy trách nhiệm của chính quyền các cấp. Năm 2024, dự báo là cũng rất khó khăn, ngành điện mong muốn tiếp tục nhận được sự cảm thông của quý khách hàng, cũng như sự sẻ chia của các cấp, các ngành./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động