Thiết bị khử mặn của ngành công nghiệp hạt nhân Nga
14:18 | 11/03/2015
Multi-D tối ưu hóa thi công nhà máy điện hạt nhân
Rosatom áp dụng hệ thống khử mặn này tại nhà máy điện hạt nhân Kudankulam, Ấn Độ với 4 tổ hợp.
Thông tin trên được công bố tại cuộc họp lần thứ 2 của Hội đồng Chuyên gia Rosatom Overseas về khử muối.
Giám đốc của Rosatom Overseas, ông Dzhomart khẳng định: Đã có sự quan tâm đặc biệt dành cho mô hình các thiết bị khử mặn cũng như giám định y khoa và sinh học về chất lượng nước sau khi được khử mặn.
Theo ông Dzhomart: Bộ phận khử mặn này có thể sản xuất tới 170.000 m3 nước/ ngày từ một tổ máy phát điện. Vì vậy, thiết bị này có tiềm năng rất lớn tại thị trường nước ngoài.
“Điều này được minh chứng qua thỏa thuận phát triển dự án về thiết kế nhà máy điện hạt nhân với phức hợp khử mặn được kí kết giữa Ai Cập và Nga. Bên cạnh đó, cũng đã có những khách hàng khác thể hiện sự quan tâm tới thiết bị mới này”, ông Dzhomart cho biết.
Ông Dzhomart cho biết, Rosatom Overseas cũng rất chú trọng đến đa dạng hóa các thiết bị, bao gồm bộ phận khử mặn tích hợp với các lò phản ứng mô đun nhỏ và các nhà máy điện hạt nhân nổi.
Cụ thể, bộ phận khử mặn hạt nhân đặc biệt cho phép lượng nước được khử ở quy mô công nghiệp cũng đã được đặt tại thành phố Aktau, Kazakhstan, bên bờ biển Caspi. Thiết bị này hoạt động dựa trên lò phản ứng hạt nhân 3 mạch nước BN - 350 và sản xuất 120.000 m3 nước sạch một ngày. Theo những nguyên tắc và tiêu chuẩn xây dựng của Nga, lượng nước tiêu thụ trung bình hàng ngày trong thành phố vào khoảng 120 lít/người.
Ngoài ra, các thiết bị khử mặn có thể được tích hợp với nhà máy điện hạt nhân nổi để cung cấp nước sạch cho các vùng hẻo lánh.
Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên “Akademik Lomonosov” đang được xây dựng tại Nga. Nhà máy điện hạt nhân nổi này được chế tạo dựa trên kinh nghiệm sâu rộng về đóng tàu hạt nhân của Nga, trong đó bao gồm việc vận hành thành công 260 lò phản ứng trên tàu, trên tổng số 7.000 lò phản ứng vận hành trong 1 năm. Với 2 lò phản ứng công suất 35 MW, nhà máy điện hạt nhân nổi này cung cấp nhiên liệu ổn định và bảo đảm cho các ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng và dân sinh tại các vùng hẻo lánh.
Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga ROSATOM tập trung vào công nghệ chưng cất đa hiệu ứng (công nghệ MED). Công nghệ này áp dụng quá trình bay hơi và ngưng tụ trong tự nhiên của nước biển. Cũng như những công nghệ khử mặn khác, công nghệ MED tiêu thụ một lượng lớn năng lượng và vì vậy sự hoạt động ổn định của các thiết bị khử mặn phụ thuộc vào đảm bảo nguồn cung năng lượng.
THÙY LINH (Nguồn: Rosatom.ru)