RSS Feed for Quy hoạch điện VII Thứ sáu 26/04/2024 11:54
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 11]

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 11]

Trong bối cảnh Việt Nam đang tìm giải pháp thích hợp để giảm phát thải và cải thiện hiệu suất của các nhà máy điện (nhiệt điện than, nhiệt điện khí), trao đổi với Phóng viên Tạp chí Năng lượng Việt Nam, ông Jim Vono - Tổng giám đốc General Electric (GE) Power Services khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho rằng: "Chúng tôi có thể giải quyết nhu cầu cấp thiết này của Việt Nam". (Hy vọng, ý kiến của Jim Vono sẽ làm sinh động thêm một số thông tin của PGS, TS. Bùi Huy Phùng đã phân tích trong các kỳ trước).
Thủ tướng yêu cầu 6 bộ vào cuộc xử lý tro xỉ than

Thủ tướng yêu cầu 6 bộ vào cuộc xử lý tro xỉ than

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện than, nhà máy hóa chất, phân bón. Trước đó, các chuyên gia đã cảnh báo, với lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hàng năm đang tạo ra những thách thức cho đất nước khi phải sử dụng diện tích đất khổng lồ để làm bãi chứa và nguy cơ các nhà máy phải dừng sản xuất do không có đủ bãi chứa là một thực tế.
Công nghệ đường ống nâng cao hiệu suất nhiệt điện than

Công nghệ đường ống nâng cao hiệu suất nhiệt điện than

Đó là chủ đề của hội thảo do Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, Công ty Vallourec (Cộng hòa Pháp) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp tổ chức ngày 7/11, tại Hà Nội. Ông Berthand Lortholary - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, ông Thomas Comte - Tổng giám đốc Công ty Vallourec khu vực châu Á Thái Bình Dương và ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc EVN tham dự diễn đàn này.
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 8]

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 8]

Trong nội dung kỳ trước, PGS, TS. Nguyễn Cảnh Nam (Hội đồng Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam) đã giải đáp khá toàn diện về các câu hỏi mà cộng sự quan tâm đến một bài viết trong chuyên đề phản biện khoa học này, cho rằng, "bài báo không khách quan". Dưới đây, xin bổ sung thêm một số vấn đề để bạn đọc cùng cộng sự có cái nhìn toàn diện hơn, trong đó, chúng ta cần lưu ý rằng: việc phát triển nhiệt điện than không phải là ý muốn chủ quan của ngành năng lượng mà dựa vào các nghiên cứu tính toán kết hợp hài hòa giữa 3 tiêu chí: Năng lượng, kinh tế, môi trường. Nguyên tắc này đã được thể hiện trong Quy hoạch điện VII (hiệu chỉnh) - không chạy theo kinh tế (nhiệt điện than) mà hy sinh môi trường (năng lượng tái tạo) và ngược lại. Ngay cả trong phát triển nhiệt điện than, công nghệ nhiệt điện than sạch (lò hơi siêu tới hạn, hoặc quá siêu tới hạn) đã được đề xuất sử dụng.
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 7]

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 7] 2

Theo kế hoạch xuất bản, trong [Kỳ 7] của chuyên đề phản biện khoa học: "Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm" sẽ là bài viết về "Công nghệ bổ trợ nâng cao hiệu quả năng lượng và giảm ô nhiễm [Phần 1]". Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc, đồng sự về một số vấn đề cần được làm sáng tỏ. Do vậy, nội dung bài viết trên sẽ được lùi lại trong kỳ tới. Kỳ này, chúng tôi xin được trao đổi lại với bạn đọc, đồng sự về ý kiến cho rằng: "Bài báo không khách quan". Trong đó, cho rằng, người viết bài không quan tâm đến vấn đề: (1) Phát thải trên GDP của Việt Nam cao gấp đôi thế giới, nếu tiếp tục phát triển than thì ô nhiễm sẽ còn đi đến đâu? (2) Xu thế của công nghệ, giá thành năng lượng tái tạo những năm gần đây giảm rất nhiều. Đối với một số nước (Ấn Độ, Trung Quốc) giá thành năng lượng mặt trời đã bằng giá thành của năng lượng từ than và sắp tới, xu thế sẽ còn giảm nữa. (3) Rất nhiều vấn đề không được cân nhắc một cách toàn diện, tác giả chỉ tập trung vào bảo vệ cho điện than. Ví dụ, khi cho rằng, điện than trên đầu người của Thái Lan cao hơn Việt Nam 20%. Sao tác giả không so sánh rằng, năng lượng tái tạo trên đầu người của Thái Lan cao gấp 28 lần Việt Nam?...
Ai sẽ tiếp quản Trung tâm Điện lực Kiên Lương sau thu hồi?

Ai sẽ tiếp quản Trung tâm Điện lực Kiên Lương sau thu hồi?

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi các bộ, UBND tỉnh Kiên Giang và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thu hồi chủ trương đầu tư Trung tâm Điện lực Kiên Lương và cảng nước sâu Nam Du. (Việc Bộ Công Thương gửi văn bản tới các tập đoàn năng lượng là một chi tiết đáng chú ý, bởi trước đó Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương đã bị đưa ra khỏi quy hoạch và bổ sung vào quy hoạch 2 nhà máy điện tua bin khí hỗn hợp Kiên Giang, vị trí tại Khu công nghiệp Xẻo Rô).
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 4]

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 4]

Để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, xét trên bình diện toàn cầu đặt ra đối với Việt Nam chỉ là tham gia cho có "phong trào" và thể hiện trách nhiệm chung, chứ với quy mô lượng phát thải thì chúng ta có giảm hết phát thải khí nhà kính cũng chẳng ảnh hưởng gì đáng kể đến thực trạng khí nhà kính hiện nay của thế giới. Theo chúng tôi, nhiệm vụ đó chủ yếu đặt ra trước hết cho Trung Quốc, Mỹ, tiếp theo là các nước công nghiệp phát triển. Nhưng trên thực thế, khi mới nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã nhận ra cách giải quyết sự chênh lệch giàu - nghèo ở Mỹ, mà trước hết là bằng cách đáp ứng công ăn việc làm và cung cấp nguồn năng lượng giá rẻ cho người nghèo. Theo đó, việc phát triển nguồn năng lượng từ than đã được khôi phục ở Mỹ. Còn gần đây nhất, chính Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận biến đổi khí hậu COP21-Pari và hủy bỏ quy định hạn chế khai thác than, dầu... Liên hệ với những phản ứng trên công luận về nhiệt điện than ở Việt Nam, thì phải chăng, nước Mỹ đã sai lầm và không biết "nhìn xa, trông rộng" (?)
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 3]

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 3] 2

Mới đây, trên một số tờ báo lớn có đăng bài viết của Nguyễn Đăng Anh Thi (Thạc sỹ, chuyên gia tư vấn sử dụng hiệu quả tài nguyên của Tổ chức Tài chính Quốc tế - IFC) với tiêu đề "Nhiệt điện than giá rẻ, thật sao?". Qua bài báo, tác giả cung cấp thông tin và phản biện lại một số thông tin được cung cấp tại hội thảo "Phát triển nhiệt điện than và các giải pháp bảo vệ môi trường" do Ủy ban Khoa học, Công Nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Hội Khoa học Kỹ thuật (KHKT) Nhiệt Việt Nam tổ chức ngày 29-8-2017 tại Hà Nội. Trong đó, tác giả tập trung ý kiến phản biện về ý kiến của PGS, TS. Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch Hội KHKT Nhiệt Việt Nam, cho rằng: Phát triển nhiệt điện than là con đường tất yếu của Việt Nam để đáp ứng "nhu cầu điện năng rất cao" cho "thời kỳ phát triển mạnh kinh tế" và "khi đất nước đã trở nên giàu có mới nghĩ đến phát triển các dạng năng lượng khác như điện từ nguồn năng lượng tái tạo và mới bắt đầu hạn chế dần phát triển nhiệt điện than"... Về một số nội dung tác giả nêu, chúng tôi xin trao đổi lại trong các bài viết dưới đây.
Dự án điện mặt trời GAIA: Một số vấn đề cần làm rõ

Dự án điện mặt trời GAIA: Một số vấn đề cần làm rõ

Bộ Xây dựng vừa có Văn bản gửi Bộ Công Thương về việc góp ý kiến về bổ sung Dự án điện mặt trời GAIA của Công ty CP Năng lượng Hanwha - BCG Băng Dương (công suất 100,5 MWp, tại xã An Thạch, huyện Thạch Hóa, tỉnh Long An) vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Với dự án này, Bộ Xây dựng đặc biệt chú ý đến vấn đề năng lực tài chính, năng lực đầu tư xây dựng của nhà đầu tư và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án...
Xem xét lại vai trò của Trung tâm Điện lực Kiên Lương

Xem xét lại vai trò của Trung tâm Điện lực Kiên Lương

Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa chủ trì một cuộc họp về việc thu hồi chủ trương đầu tư Trung tâm Điện lực Kiên Lương và Cảng nước sâu Nam Du, tỉnh Kiên Giang. Trong đó, Phó thủ tướng lưu ý việc xem xét sự cần thiết và tính phù hợp phát triển các dự án trong giai đoạn tới - kể cả phương án chuyển đổi nhiên liệu phù hợp sử dụng cho các dự án thuộc Trung tâm này.
Hòa lưới điện thành công tổ máy 2 Nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Hòa lưới điện thành công tổ máy 2 Nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, vào lúc 10 giờ 25 phút ngày 3/10/2017, tổ máy thứ 2 thuộc dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã phát điện hòa lưới thành công (sau gần 3 tháng tổ máy thứ nhất phát điện hòa lưới quốc gia). Đây là mốc quan trọng để tiến tới hoàn thành việc thử nghiệm và đưa tổ máy thứ 2 vận hành thương mại dự kiến vào tháng 6 năm 2018.
Thủy điện Hòa Bình: "Công trình liên quan đến an ninh quốc gia"

Thủy điện Hòa Bình: "Công trình liên quan đến an ninh quốc gia"

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia: Nhà máy Thủy điện Hòa Bình - công trình thủy điện có quy mô lớn thứ 2 Đông Nam Á (chỉ sau Thủy điện Sơn La, có tổng công suất lắp đặt 1.920 MW).
Khi tro bay xỉ than nhiệt điện vẫn còn là tâm điểm dư luận

Khi tro bay xỉ than nhiệt điện vẫn còn là tâm điểm dư luận

Câu chuyện xung quanh việc tro bay xỉ than nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm, bức xúc trong nhân dân diễn ra gần đây, một lần nữa đưa vấn đề xử lý, tận dụng hiệu quả tro bay xỉ than của các nhà máy nhiệt điện thành tâm điểm của dư luận. Thực tế, tro bay xỉ than từ các nhà máy nhiệt điện có thể là nguyên liệu đầu vào rất tốt cho sản xuất các loại vật liệu xây dựng như: sản xuất gạch không nung, bê tông nhẹ, làm tấm trần, tường thạch cao, gốm sứ rất hiệu quả, đặc biệt là phụ gia cho sản xuất xi măng.
Quảng Bình hỗ trợ EVN thực hiện dự án Nhiệt điện Quảng Trạch

Quảng Bình hỗ trợ EVN thực hiện dự án Nhiệt điện Quảng Trạch

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có công văn gửi các ban, ngành và UBND huyện Quảng Trạch yêu cầu phối hợp, tạo điều kiện hỗ trợ Ban quản lý Dự án Nhiệt điện 2 thực hiện công tác điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đảm bảo tiến độ theo cam kết giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với UBND tỉnh Quảng Bình.
Hiện trạng và xu hướng phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam

Hiện trạng và xu hướng phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng của Việt Nam ngày một gia tăng, khả năng cung cấp các nguồn năng lượng nội địa hạn chế (phải nhập than cho điện với khối lượng lớn) trong khi tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn, kèm theo nhu cầu sử dụng điện và nhiệt cho sản xuất rất cao thì việc xem xét khai thác nguồn năng lượng tái tạo sẵn có cho sản xuất điện, đồng phát năng lượng (cả điện và nhiệt) là rất khả thi cả về công nghệ lẫn hiệu quả kinh tế, môi trường.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động