RSS Feed for Singapore sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển thị trường và định giá carbon | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 19/11/2024 20:44
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Singapore sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển thị trường và định giá carbon

 - Bên lề Hội nghị COP27 tại Ai Cập, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc với ông Ravi Menon - Giám đốc điều hành Ngân hàng Trung ương Singapore về việc thúc đẩy hình thành thị trường các bon tại Việt Nam trong thời gian tới.
Đề xuất giá carbon khoảng 75 USD/tấn vào cuối thập kỷ này Đề xuất giá carbon khoảng 75 USD/tấn vào cuối thập kỷ này

“Các bon cần được định giá trung bình là ít nhất 75 USD/tấn trên toàn cầu vào cuối thập kỷ này để đạt được các mục tiêu về khí hậu trên thế giới” - TTXVN dẫn lời Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva bên lề Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra ở thành phố Sharm el-Sheikh (Ai Cập).

Singapore có thể nhập khẩu điện gió ngoài khơi của Việt Nam vào năm 2035 Singapore có thể nhập khẩu điện gió ngoài khơi của Việt Nam vào năm 2035

Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có buổi làm việc với ông Tan See Leng - Bộ trưởng Bộ Nhân lực, kiêm Thứ trưởng Bộ Công Thương Singapore, cùng đoàn công tác của Singapore tới Hà Nội trao đổi về việc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Tại buổi làm việc, hai bên kỳ vọng, đến năm 2035 có thể kết nối lưới điện giữa Việt Nam - Singapore và Singaore có thể mua điện gió ngoài khơi từ Việt Nam.

Buổi làm việc nhằm triển khai các nội dung Bản ghi nhớ hợp tác theo Điều 6 Thỏa thuận Paris giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam) và Bộ Thương mại và Công nghiệp (Singapore).

Để hỗ trợ Việt Nam đạt được cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050, ông Ravi Menon cho rằng: Việt Nam cần phải thúc đẩy hình thành thị trường các bon, tạo ra tín chỉ chất lượng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư, khối tư nhân tham gia hơn. Dự báo nhu cầu tín chỉ tại Việt Nam sẽ tăng lên. Trong khi đó, Singapore, cũng như các nước trong khu vực đều cần tín chỉ các bon. Đây là cơ hội cho Việt Nam tạo ra tín chỉ các bon chất lượng cao và mở rộng trao đổi tín chỉ.

Đồng tình với nhận định này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Việt Nam không chỉ hình thành thị trường các bon mà tiến tới xây dựng một thị trường tài chính đồng bộ. Việc trao đổi, mua bán tín chỉ có thể vượt ra khỏi phạm vi ASEAN, tham gia thị trường thế giới đến các châu lục khác. Hiện nay, đã có nhiều cơ chế của Ngân hàng Thế giới, Cơ chế Tín chỉ chung JCM của Nhật Bản và đây là cơ sở để Việt Nam nghiên cứu cơ chế phù hợp, tiến tới toàn cầu hóa. Thị trường hình thành khi có cơ sở pháp lý, có cung, có cầu. Việt Nam đề nghị phía Singapore hỗ trợ để sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chính sách hình thành thị trường, sau đó là thiết chế để quản trị.

Nhấn mạnh vấn đề định giá các bon, ông Ravi Menon cho rằng: Đây là yếu tố quyết định để có thể tạo ra tín chỉ các bon và một thị trường ổn định. Singapore sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm định giá các bon, thị trường các bon và công nghệ phù hợp cho các dự án. Bên cạnh đó, cần đưa các định chế tài chính cùng toàn bộ hệ thống mà hai nước có thể hợp tác cùng tham gia xây dựng thị trường. Hai bên sẽ cùng thảo luận để đề ra kế hoạch hợp tác cụ thể với những dự án Việt Nam muốn ưu tiên.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ: Việt Nam hiện đang trong quá trình hình thành các vấn đề pháp lý, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện. Sắp tới, cần có kế hoạch xây dựng năng lực, thị trường, hoạt động của thị trường (cần có danh mục dự án ưu tiên, hỗ trợ về năng lực và tài chính để hình thành dự án).

Việt Nam là 1 trong 4 nước đang thỏa thuận với các nước trong và ngoài Nhóm các nước Phát triển (G7) thảo luận về Cơ chế quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: Đây là ưu tiên cao nhất của Việt Nam. Điều quan trọng là công nghệ và nguồn vốn để đầu tư cho các dự án, tạo ra nguồn cung cho thị trường các bon.

Về Cơ chế JETP, Việt Nam vẫn đang xây dựng trình đàm phán, chuyển đổi sử dụng năng lượng than sang năng lượng sạch hơn. Ở tầm khu vực, khi xây dựng mạng lưới truyền tải điện, JETP sẽ xây dựng dự án ưu tiên ở Việt Nam. Phạm vi ký Thỏa thuận rất rộng nên cần xác định các hoạt động ưu tiên cụ thể.

Singapore sẽ hỗ trợ Việt Nam hình thành thị trường carbon

Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Singapore trao đổi về những ưu tiên hợp tác để phát triển thị trường các bon tại Việt Nam.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo hai cơ quan cũng trao đổi thêm nhiều nội dung liên quan đến nhu cầu hợp tác trong việc giảm giảm dần phát thải từ nhà máy điện than, ưu tiên để có thể có dự án cụ thể; giải pháp đảm bảo ổn định hệ thống điện trong bối cảnh tăng tỷ trọng điện từ năng lượng tái tạo tăng cao; nhu cầu của Singapore về nhập khẩu điện từ nguồn năng lượng sạch; kinh nghiệm hình thành thị trường các bon tại Singapore và nhu cầu từ phía các ngân hàng…

Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam) và Bộ Thương mại và Công nghiệp (Singapore) đã cùng ký Bản ghi nhớ hợp tác theo Điều 6 Thỏa thuận Paris vào ngày 17/10/2022, tại Hà Nội. Mục đích của Bản ghi nhớ nhằm thể hiện sự thống nhất và định hướng của hai bên trong hợp tác các dự án thí điểm tạo tín chỉ các bon theo Điều 6, Khoản 2 của Thỏa thuận Paris.

Các hoạt động hợp tác chính bao gồm:

1/ Trao đổi thông tin, kiến thức, bài học thực tiễn và kinh nghiệm hay về triển khai việc áp dụng thuế các bon và trao đổi tín chỉ các bon; chính sách về quản lý, phát triển các hoạt động và nguồn lực thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

2/ Xác định các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để doanh nghiệp của cả hai bên Singapore và Việt Nam thực hiện thí điểm trên cơ sở cùng có lợi.

3/ Tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động thí điểm về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được xác định. Hợp tác xây dựng các phương thức, thủ tục phê duyệt, thẩm định và chuyển giao kết quả giảm phát thải khí nhà kính đạt được.

4/ Hợp tác tuân thủ theo các quy định và bộ quy tắc của Thỏa thuận Paris, bao gồm cả nội dung áp dụng các điều chỉnh tương ứng để tránh tính hai lần kết quả giảm phát thải khí nhà kính.

5/ Các hợp tác khác liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính./.

CHU THANH HƯƠNG - BỘ TN-MT (TỪ SHARM EL-SHEIKH, CH AI-CẬP)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động