RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Khí thiên nhiên hóa lỏng | Trang 2 Chủ nhật 19/05/2024 21:27
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
doi tac nga muon xuat khau khi lng sang viet nam

Đối tác Nga muốn xuất khẩu khí LNG sang Việt Nam

Ông Leonid Mikhelson - Giám đốc điều hành Novatek của Liên bang Nga - nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai (sau Gazprom) đang xem xét cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đến Việt Nam cho các nhà máy điện hiện tại và trong tương lai tới. Hiện Novatek đang sở hữu mỏ khí lớn ở Yamal, Siberia và chiếm cổ phần lớn tại nhà máy sản xuất LNG ở Nga.
khoi cong xay dung tram cap khi thien nhien hoa long lng tai long an

Khởi công xây dựng trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Long An

Tại khu công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An, Công ty Cổ phần CNG Việt Nam đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
nhiet dien khi lng thai binh duoc lua chon la du an tieu bieu cua chau a

Nhiệt điện khí LNG Thái Bình được lựa chọn là dự án tiêu biểu của châu Á

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng Đối tác tăng trưởng xanh châu Á lần thứ Hai, Ban tổ chức sự kiện này đã lựa chọn 10 dự án tiêu biểu của châu Á để ký kết, trước sự chứng kiến của các quan chức tham dự hội nghị. Tại đây, TTVN Group đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) với hai đối tác hàng đầu của Nhật Bản là Tokyo Gas và Kyuden về hợp tác nghiên cứu, đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Thái Bình, với quy mô công suất (giai đoạn 1) là 1.500 MW.
thi truong khi lng tu the gioi nhin ve viet nam

Thị trường khí LNG: Từ thế giới nhìn về Việt Nam

Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) hiện đang được mua bán phổ biến trên thị trường quốc tế và là nguồn năng lượng quan trọng cho nhiều quốc gia. Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề cập về hai chủ đề: Trữ lượng LNG của một số quốc gia tiềm năng và các đối tác kinh doanh khí LNG toàn cầu mà Việt Nam có thể hợp tác.
lng trong he thong nang luong carbon thap va chuyen dong cua viet nam

LNG trong hệ thống năng lượng carbon thấp và ‘chuyển động’ của Việt Nam

Suy thoái kinh tế khi Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến cân bằng cung - cầu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trong ngắn, trung hạn; nhưng nhìn xa hơn, loại nhiên liệu ‘quý tộc’ này sẽ như thế nào, đứng ở đâu trong hệ thống năng lượng của Việt Nam, cũng như trên thế giới? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
chinh sach lng cua trung quoc nhat ban ham y cho viet nam

Chính sách LNG của Trung Quốc, Nhật Bản, hàm ý cho Việt Nam

Phát triển năng lượng tái tạo là phù hợp với xu hướng của thế giới, nhưng không thể thay thế hoàn toàn điện từ năng lượng hóa thạch, vì vậy để đảm bảo phát triển bền vững, các chính sách đồng bộ thúc đẩy việc sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là rất cần thiết - điều này được tái khẳng định trong Nghị Quyết 55 của Bộ Chính trị. Đây cũng là xu thế của khu vực khi nhu cầu năng lượng tăng mạnh theo các hoạt động phát triển kinh tế. Ngoài những chính sách trong nước, bài viết cung cấp thông tin về một số chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản với tư cách là những quốc gia có kinh nghiệm trong việc nhập khẩu LNG, qua đó rút ra kinh nghiệm cho một thị trường tiềm năng như Việt Nam.
tien do chuan bi dau tu du an dien khi lng nhon trach 3 va 4

Tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án điện khí LNG Nhơn Trạch 3 và 4

Qua số liệu cập nhật của Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy, các hợp đồng liên quan đến dự án Nhà máy điện tua bin khí hỗn hợp Nhơn Trạch 3 và 4 đã được Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) ký kết đáp ứng tiến độ đề ra. Tuy nhiên, do đây là dự án đầu tiên sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nên việc lập phạm vi công việc, dự toán, hồ sơ mời thầu cho gói thầu EPC cần nhiều thời gian hơn để hoàn thiện (trước khi trình thẩm định, phê duyệt). Mặt khác, một số vướng mắc liên quan đến sản lượng bao tiêu khí trong nội dung các hợp đồng GSA, PPA và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án.
lua chon nha dau tu thuc hien du an dien khi long an 1 va 2

Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án điện khí Long An 1 và 2

Thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, địa phương này đang thực hiện các quy trình để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy điện Long An 1 và Long An 2. Đây là dự án điện sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), có tổng công suất dự kiến 3.000 MW (bao gồm 2 nhà máy  tua bin khí chu trình hỗn hợp, công suất mỗi nhà máy 1.500 MW). 
thach thuc trong linh vuc dien luc cua pvn ky 4 cac du an dang chuan bi dau tu

Thách thức trong lĩnh vực điện lực của PVN [Kỳ 4]: Các dự án đang chuẩn bị đầu tư

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hiện đang chuẩn bị đầu tư các dự án nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 và 4 (khoảng 1.760 MW) sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG), miền Trung 1 và 2 (1.500 MW) sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh, dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, theo báo cáo về tình hình thực hiện các dự án trong Quy hoạch điện gần đây nhất, thì dù chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nhưng các dự án đã xuất hiện nhiều khó khăn, vướng mắc và có nguy cơ chậm tiến độ vài năm so với mốc tiến độ. 
thach thuc trong linh vuc dien luc cua pvn ky 3 cac du an mat phuong huong

Thách thức trong lĩnh vực điện lực của PVN [Kỳ 3]: Các dự án ‘mất phương hướng’

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam/Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVN/PV Power) đang tập trung triển khai xây dựng 3 nhà máy nhiệt điện than (Sông Hậu 1, Thái Bình 2, Long Phú 1) và chuẩn bị đầu tư các dự án nhiệt điện khí: Nhơn Trạch 3 và 4 sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG), miền Trung 1 và 2 sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh. Đồng thời, nghiên cứu để phát triển một số nhà máy điện khí khác. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án nhiệt điện than đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, tiến độ các dự án đều chậm so với kế hoạch đề ra, đặc biệt là dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 và Long Phú 1 đang trong tình trạng bế tắc và mất phương hướng. Dưới đây là phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về 3 dự án điện nêu trên.
cap nhat ve tiem nang tai nguyen nang luong viet nam va kha nang khai thac

Cập nhật về tiềm năng tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng khai thác

Báo cáo cập nhật về tiềm năng tài nguyên năng lượng của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy: Các nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu khí) và thủy điện lớn của Việt Nam sẽ sớm đạt “mức trần” khả năng khai thác. Nếu tiếp tục phát triển các loại nguồn dựa vào tài nguyên hóa thạch, trên thực tế, chúng ta đã phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu than, hoặc sẽ sớm phụ thuộc nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Tuy nhiên, các nguồn năng lượng tái tạo lại có tiềm năng khá dồi dào, nhất là điện gió và điện mặt trời.
phat trien dien khi o viet nam ky 4 lua chon thi truong lng chien luoc

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 4]: Lựa chọn thị trường LNG chiến lược

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Cơ hội của chúng ta nhập khẩu được khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cao hơn hẳn so với việc nhập khẩu khí thiên nhiên (NG), bởi Việt Nam có khả năng nhập khẩu được LNG từ nhiều nước như: Indonesia, Úc, Malaysia, Nga. Tuy nhiên, Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt với các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực có nhu cầu nhập khẩu LNG rất lớn gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài loan và Ấn Độ.
chuyen dong du an to hop nha may dien va cang nhap lng hai phong

Chuyển động dự án tổ hợp nhà máy điện và cảng nhập LNG Hải Phòng

Công ty TNHH Exxon Mobil Energy Hải Phòng, UBND Thành phố Hải Phòng và Công ty Điện lực JERA Nhật Bản vừa ký kết bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác phát triển dự án tổ hợp điện khí LNG tiềm năng tại Hải Phòng. Bản ghi nhớ này sẽ giúp thúc đẩy các cuộc thảo luận sơ bộ về phát triển thị trường, cũng như đề xuất dự án tại Hải Phòng (bao gồm một tổ hợp nhà máy điện và cảng nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng - LNG).
phat trien dien khi o viet nam ky 2 quy hoach quan ly nguon dien khi lng

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 2]: Quy hoạch, quản lý nguồn điện khí LNG

Quy hoạch điện VII đã dự tính giai đoạn 2025 ÷ 2030 tổng công suất của các nguồn điện chạy khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) chỉ 15 ÷ 19 GW, nhưng đến giữa 2019, đã có tới 25 dự án được xem xét bổ sung, với tổng công suất tới 50 GW (gấp 2,6 ÷ 3,3 lần). Dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích về công tác quản lý phát triển các dự án nhiệt điện khí LNG thời gian qua, cũng như các nguồn lực để thực hiện nguồn điện này trong quy hoạch Quy hoạch điện VIII sắp tới.
chuyen doi nhien lieu cho trung tam dien luc tan phuoc va long an

Chuyển đổi nhiên liệu cho Trung tâm Điện lực Tân Phước và Long An

Theo báo cáo cập nhật về các dự án nguồn điện của Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành và báo cáo Thủ tướng về các dự án Nhiệt điện Long An 1, Long An 2, Tân Phước 1 và Tân Phước 2 chuyển đổi sử dụng than nhập khẩu sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Đồng thời, với kiến nghị điều chỉnh công nghệ, công suất của chủ đầu tư, Bộ Công Thương dự kiến sẽ đưa các dự án này vào Quy hoạch điện VIII sắp tới.
Trang trước Trang tiếp
Phiên bản di động