RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Khí nhà kính | Trang 2 Thứ sáu 17/05/2024 17:15
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
nang luong nhiet hach ung vien cho tao nguon nang luong va net zero

Năng lượng nhiệt hạch - Ứng viên cho tạo nguồn năng lượng và Net Zero

Kỳ tích của các nhà khoa học Oxfordshire (Anh) vừa lập hôm 11/2/2022 đã làm dấy lên hy vọng tạo ra năng lượng carbon thấp, giúp nhân loại nhanh chóng hoàn thành mục tiêu Net Zero hay phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 vào năm 2050.
tap doan tin thanh nha sang che cong nghe thuc day phat trien nang luong tai tao

Tập đoàn Tín Thành: Nhà sáng chế công nghệ thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Theo tinh thần của Nghị quyết 55 -NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 11/02/2020, Quy hoạch điện VIII (QHĐ VIII) đang được xây dựng khẩn trương theo định hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ các nguồn điện truyền thống sang năng lượng tái tạo (NLTT) với các mục tiêu tối thiểu hóa chi phí xã hội, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Theo đó, tới năm 2030 và 2045, tỷ lệ NLTT chiếm tới 46,9% và 52,9% tổng công suất nguồn điện tương ứng, trong đó nguồn NLTT (phi thủy điện) lên tới 28,8% và 43,7% tương ứng. Nhiệt điện than sẽ giảm tỷ trọng từ khoảng 33% hiện nay xuống 27,2% vào năm 2030 và còn 18% vào năm 2045. Như vậy, năng lượng tái tạo không thủy điện chính là xu thế không thể khác của Việt Nam và chính là cơ hội thu hút các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực này.
vai tro va ket qua hoat dong tiet kiem nang luong cua viet nam

Vai trò và kết quả hoạt động tiết kiệm năng lượng của Việt Nam

Bên cạnh các giải pháp đảm bảo cung ứng nguồn điện, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp thiết thực giúp cải thiện hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
luu tru dien va cong nghe nang cao hieu suat nguon nang luong tai tao viet nam

Lưu trữ điện và công nghệ nâng cao hiệu suất nguồn năng lượng tái tạo Việt Nam

Với cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26: “Việt Nam sẽ đưa phát thải khí nhà kính về “0” ròng vào năm 2050”, việc tăng tỷ lệ điện gió và mặt trời trong hệ thống nguồn điện cần được hết sức ưu tiên. Tuy là nguồn năng lượng sạch nhưng tính không ổn định của hai loại điện này đang gây khó khăn và làm tăng chi phí vận hành hệ thống điện Việt Nam. Việc ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng/điện trở nên cần thiết, quan trọng, cả hiện tại và trong tương lai. Hội thảo khoa học “Ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng và Công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam” vừa được Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo là cơ hội để các bên liên quan chia sẻ về nhu cầu, các thách thức và kinh nghiệm trong việc áp dụng các hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS) tại Việt Nam.
bien doi khi hau va nhung con so khien chung ta giat minh

Biến đổi khí hậu và những con số khiến chúng ta ‘giật mình’

Nhân sự kiện diễn ra Hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hợp quốc 2021 (COP26) tại Anh, báo trực tuyến Đức Dw.com số đầu tháng 11/2021 đã cập nhật những con số liên quan đến biến đổi khí hậu, khiến hành tinh chúng ta ngày càng thay đổi.
lo trinh 5 buoc nganh nang luong huong toi trung hoa carbon vao nam 2050

Lộ trình 5 bước ngành năng lượng hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050

Nhằm hạn chế tác động tồi tệ do biến đổi khí hậu gây ra, sớm đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris và đề xuất do COP26 nhằm đưa khí thải ròng về 0, hay Net Zero, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố lộ trình và giải pháp 5 bước để đạt mục tiêu này. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
cop26 co la buoc ngoat cho bien doi khi hau

COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu?

Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, hay còn gọi là Hội nghị Các bên (COP) tham gia Công ước Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (nay là Hiệp định Paris 2015) lần thứ 26, đúng ra phải được tổ chức năm 2020. Nhưng đại dịch Covid-19 đã đẩy lùi Hội nghị sang năm nay, vẫn tại Thành phố Glasgow của xứ Scotland, nước Anh. Hội nghị dự tính kéo dài từ 31/10 đến ngày 12/11, với chương trình nghị sự đồ sộ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
buc tranh tuong lai cua nganh cong nghiep khi viet nam

Bức tranh tương lai của ngành công nghiệp khí Việt Nam

Với xu hướng chuyển dịch năng lượng từ dầu sang khí, khí thiên nhiên được xem là dạng năng lượng có khả năng sử dụng linh hoạt ở nhiều lĩnh vực, giá cạnh tranh và ít phát thải khí nhà kính, tất yếu đây sẽ là nguồn nguyên liệu, năng lượng tương lai thay thế dần dầu và than. Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) với vai trò chủ lực trong thực hiện Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Khí Việt Nam, đang nỗ lực thực hiện hiệu quả vai trò của mình, dẫn dắt ngành công nghiệp khí Việt Nam phát triển an toàn, bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cũng như hội nhập quốc tế.
pvn nen chuan bi nhung gi de som tiep can nganh cong nghiep hydro

PVN nên chuẩn bị những gì để sớm tiếp cận ngành công nghiệp hydro?

Trong tương lai, hydro sẽ là nguồn năng lượng sạch đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng toàn cầu và là giải pháp không thể thiếu trong chuyển dịch năng lượng và cắt giảm phát thải khí nhà kính. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã nắm bắt các cơ hội và chuẩn bị các bước đi nhằm tiếp cận sớm với xu hướng phát triển ngành công nghiệp hydro như thế nào? Bài viết dưới đây của các chuyên gia PVN sẽ nêu tổng quát về năng lượng hydro, chiến lược phát triển của các nước trên thế giới, đồng thời đưa ra nhận định về cơ hội phát triển năng lượng hydro của PVN, các kiến nghị để nắm bắt cơ hội và có sự chuẩn bị nhằm tiếp cận với với xu hướng phát triển ngành công nghiệp hydro khi có điều kiện.
vi sao nang luong tai tao chi dam bao mot nua muc tieu net zero

Vì sao năng lượng tái tạo chỉ đảm bảo một nửa mục tiêu Net Zero?

Xu thế thế giới hiện nay là chuyển đổi năng lượng để dẫn đến trung hòa carbon (Net Zero CO2), nhưng theo các chuyên gia năng lượng, cho dù năng lượng tái tạo đang rất sôi động, nhưng nó vẫn chỉ trả lời được một vế của vấn đề, nếu không hiện đại hóa mạng lưới điện. Để trả lời cho câu hỏi: Vì sao năng lượng tái tạo chỉ là một nửa của giải pháp Net Zero? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp, bình luận dưới đây.
nang luong nhat ban ky 13 co the ngan duoc dut gay cung cau nguon tai nguyen

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên?

Nhiều nước phát triển ở châu Âu và Mỹ đang giảm dần đầu tư vào khai thác tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt tự nhiên). Điều này để nhằm đạt được mức giảm phát thải khí nhà kính “cơ bản về không” vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu năng lượng tái tạo có phát triển theo kịch bản của các quốc gia hay không. Trong quá trình tiến tới không carbon, có nguy cơ các nguồn tài nguyên hiện có sẽ thiếu hụt và cung - cầu năng lượng sẽ bị gián đoạn. Thế giới đang phải chịu áp lực: Làm sao đầu tư nhưng vẫn giữ được cân bằng?
nang luong hydro co hoi cho muc tieu phat trien ben vung pvn trong tuong lai

Năng lượng hydro: Cơ hội cho mục tiêu phát triển bền vững PVN trong tương lai

Trong tương lai, hydro sẽ là nguồn năng lượng sạch đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng toàn cầu và là giải pháp không thể thiếu trong chuyển dịch năng lượng và cắt giảm phát thải khí nhà kính. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã nắm bắt các cơ hội và chuẩn bị các bước đi nhằm tiếp cận sớm với xu hướng phát triển ngành công nghiệp hydro như thế nào? Bài viết dưới đây của các chuyên gia PVN sẽ nêu tổng quát về năng lượng hydro, chiến lược phát triển của các nước trên thế giới, đồng thời đưa ra nhận định về cơ hội phát triển năng lượng hydro của PVN, các kiến nghị để nắm bắt cơ hội và có sự chuẩn bị nhằm tiếp cận với với xu hướng phát triển ngành công nghiệp hydro khi có điều kiện.
dien hat nhan tru cot cua tuong lai khong co2 ky 1 thu thach trong bien doi khi hau

Điện hạt nhân trụ cột của tương lai không CO2 [Kỳ 1]: Thử thách trong biến đổi khí hậu

Trong khi thế giới tiếp tục tìm các giải pháp khử carbon trong lĩnh vực năng lượng và cố gắng đạt được mục tiêu không phát thải khí nhà kính để đối phó với mối đe dọa Trái đất đang nóng lên, thì sản xuất điện sạch hơn đáng tin cậy là một ưu tiên toàn cầu. Là nguồn sản xuất điện không phát thải carbon đáng tin cậy nhất, cung cấp điện liên tục không bị gián đoạn, năng lượng hạt nhân là một phần quan trọng trong sản xuất điện và là trụ cột quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang một tương lai không phát thải carbon.
dien gio mat troi nguon nang luong chien luoc can duoc su dung hop ly

Điện gió, mặt trời - Nguồn ‘năng lượng chiến lược’ cần được sử dụng hợp lý

Những năm gần đây, trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, năng lượng tái tạo là một chủ đề được bàn thảo rất sôi nổi. Mọi người đều nhận thức cần phải phát triển nguồn năng lượng này mà chủ yếu là điện mặt trời và điện gió - chúng là nguồn chiến lược để cung cấp điện, giảm khí nhà kính, giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, không ít người có quan điểm quá lạc quan về nguồn năng lượng tái tạo đã ảnh hưởng đến các quyết định lớn về các nguồn năng lượng khác... Khái niệm “hợp lý” là rất “đời thường”, nhưng trong phân tích dưới đây được dùng để giải bài toán tối ưu “đa tiêu chí” - 3E: Năng lượng, môi trường và kinh tế.
nang luong nhat ban ky 8 dien than cong nghe moi nhat cung gap kho

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 8]: Điện than ‘công nghệ mới nhất’ cũng gặp khó

Hội nghị thượng đỉnh 7 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (Hội nghị thượng đỉnh G7) được tổ chức tại Anh (từ ngày 11 - 13/6). Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước đã nhất trí trong năm nay sẽ chấm dứt hỗ trợ xuất khẩu mới của chính phủ đối với nhiệt điện than - nguồn điện không thể thực hiện được các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vốn thể hiện rõ quan điểm tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu đã buộc phải thay đổi chính sách chỉ trong 3 tuần. 
Trang trước Trang tiếp
Phiên bản di động