RSS Feed for Quan điểm Bộ Công Thương về ‘cơ chế mua bán điện trực tiếp’ từ năng lượng tái tạo | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 27/04/2024 23:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Quan điểm Bộ Công Thương về ‘cơ chế mua bán điện trực tiếp’ từ năng lượng tái tạo

 - Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Cách điều hành giá điện trong khu vực ASEAN - Lựa chọn nào cho Việt Nam? Cách điều hành giá điện trong khu vực ASEAN - Lựa chọn nào cho Việt Nam?

ASEAN là cộng đồng gần với Việt Nam về địa lý và mức độ phát triển, nhưng có những cách điều hành giá điện rất khác nhau trên cơ sở thế mạnh nguồn lực của từng nước. Tổng hợp, so sánh, phân tích giá điện một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây có thể đem lại những lựa chọn cho cải cách giá điện của chúng ta trong thời gian sắp tới.

Các mục tiêu của việc xây dựng cơ chế DPPA được Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

1/ Đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng sạch của khách hàng.

2/ Góp phần thu hút đầu tư vào việc phát triển bền vững năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường.

3/ Là bước chuẩn bị cần thiết để chuyển sang vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam.

Theo đó, Bộ Công Thương đề xuất 2 trường hợp mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn thuộc nhóm sản xuất. Cụ thể là: (1) Mua bán điện thông qua đường dây riêng (do tư nhân đầu tư), và (2) Mua bán điện thông qua hệ thống lưới điện quốc gia giữa đơn vị phát điện và khách hàng.

Với trường hợp mua bán điện thông qua đường dây riêng (do tư nhân đầu tư): Đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn khi mua bán điện không bị giới hạn về các điều kiện (công suất, sản lượng, cấp điện áp đấu nối, mục đích sử dụng điện...). Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện việc đầu tư xây dựng dự án điện phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực, phải thực hiện quy định về cấp phép hoạt động điện lực. Đơn vị phát điện và khách hàng có trách nhiệm thực hiện các quy định về mua - bán điện, giá bán điện theo quy định. (Giá bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện lớn được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1062/QĐ-BCT ngày 4/5 (giá bán lẻ điện bình quân 1.920,3732 đồng/kWh) và các Thông tư của Bộ Công Thương).

Với trường hợp mua bán điện thông qua hệ thống lưới điện quốc gia giữa đơn vị phát điện và khách hàng: Bên phát điện và bên mua điện vẫn phải thông qua đơn vị bán lẻ điện (EVN) - tức là người mua và người bán không giao dịch trực tiếp với nhau như trường hợp (1) mua bán điện thông qua đường dây riêng (do tư nhân đầu tư).

Điều kiện với người mua và người bán trong trường hợp này là: Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện gió, hoặc mặt trời phải đấu nối vào hệ thống điện quốc gia và có công suất đặt từ 10 MW trở lên. Còn khách hàng sử dụng điện lớn là các tổ chức, cá nhân đang mua điện phục vụ cho mục đích sản xuất từ cấp điện áp từ 22 kV trở lên.

Trong giai đoạn khi Luật Giá và các văn bản hướng dẫn các loại giá, phí quan chưa có hiệu lực, đơn vị bán lẻ điện thực hiện phân phối, cung cấp điện cho khách hàng để đáp ứng toàn bộ nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động sản xuất của khách hàng theo giá bán lẻ điện quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Còn khi Luật Giá và các văn bản hướng dẫn các loại giá, phí liên quan có hiệu lực, đơn vị bán lẻ điện và khách hàng mua điện theo giá điện phản ánh đúng, đầy đủ theo các khoản phí trên thị trường điện giao ngay, cộng với các loại giá dịch vụ (giá truyền tải điện, giá phân phối điện, giá điều độ vận hành hệ thống điện, giá điều hành giao dịch thị trường điện lực, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện...).

Hiện tại, các quy định về “giá phân phối điện”, “giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực” đã được Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung vào Luật Giá và đã được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2023 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Do đó, Bộ Công Thương đề xuất: Trong giai đoạn Luật giá và các văn bản hướng dẫn liên quan chưa có hiệu lực, sẽ triển khai theo mô hình (1) trước, sau đó sẽ hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý để chuyển sang mô hình (2).

Do tính cấp thiết cần có cơ chế, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động