RSS Feed for PVN sau đại dịch Covid-19 và các kiến nghị phát triển bền vững | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 27/04/2024 07:08
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

PVN sau đại dịch Covid-19 và các kiến nghị phát triển bền vững

 - Trong hai năm (2020 và 2021), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm thành lập bởi cú sốc mang tên Covid-19. Tuy vậy, PVN đã tập trung thực hiện các nhóm giải pháp đề ra để vượt qua hai năm khó khăn.
Tổng giám đốc PVN đề nghị Quốc hội điều chỉnh 3 nội dung lớn trong Luật Dầu khí Tổng giám đốc PVN đề nghị Quốc hội điều chỉnh 3 nội dung lớn trong Luật Dầu khí

Sáng 15/6, Quốc hội thảo luận toàn thể tại hội trường về dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi). Các nội dung được đại biểu tập trung thảo luận là hoạt động đặc thù của ngành dầu khí, cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư nước ngoài trong hoạt động dầu khí, cũng như vấn đề hài hòa lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư... Ông Lê Mạnh Hùng - Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có bài phát biểu, đề nghị điều chỉnh, bổ sung 3 vấn đề cụ thể về dự án Luật này tại phiên thảo luận.

Cập nhật, nhận định tình hình phát triển dự án mỏ dầu khí Lạc Đà Vàng Cập nhật, nhận định tình hình phát triển dự án mỏ dầu khí Lạc Đà Vàng

Mỏ Lạc Đà Vàng nằm ở Lô 15/1-05 ở Bể Cửu Long, cách bờ khoảng 120 km. Đây là mỏ dầu, có khí đồng hành. Sau một thời gian dài (từ quý 2/2020 đến nay), do các đối tác trong liên doanh chưa thống nhất phương án phát triển mỏ, Chính phủ đã vào cuộc. Sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) do ông Lê Mạnh Hùng - Tổng giám đốc làm trưởng đoàn, hy vọng dự án sẽ có giải pháp. Dưới đây là cập nhật và nhận định của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về dự án này.

Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn: Những tín hiệu khởi sắc Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn: Những tín hiệu khởi sắc

Vừa qua, ngay sau khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC), Bộ Công Thương đã chủ trì họp cùng PVN và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để kiểm điểm tình hình triển khai chuỗi dự án Khí - Điện Lô B - Ô Môn. Với tinh thần trách nhiệm cao, đại diện lãnh đạo EVN, PVN đã cập nhật hiện trạng khâu thượng, trung và hạ nguồn để có các giải pháp kịp thời. Với mục tiêu, dự án Lô B (khâu thượng nguồn) sẽ có quyết định đầu tư vào tháng 6/2022.

Đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế toàn cầu, nhiều nước rơi vào suy thoái kinh tế trầm trọng, kinh tế trong nước và đời sống nhân dân bị ảnh hưởng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVN cũng không là ngoại lệ. PVN phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ bên trong và bên ngoài. Giá dầu thô giảm chưa từng có trong lịch sử giao dịch dầu khí. Giao dịch ở mức âm 37,6 USD/thùng đối với dầu WTI (ngày 21/4/2020). Sản lượng dầu khí toàn cầu suy giảm, các nhà sản xuất cạnh tranh quyết liệt trên thị trường các sản phẩm dầu khí. Các khó khăn bên trong bao gồm vướng mắc trong thực hiện các quy định, nhất là về tài chính, đầu tư, triển khai thỏa thuận với các đối tác nước ngoài trong các dự án dầu khí...

Bước sang năm 2021 (từ ngày 27/4), đại dịch Covid-19 bùng phát rất mạnh ở Việt Nam khiến 20 tỉnh, thành áp dụng biện pháp giãn cách xã hội (trong đó có 2 trung tâm lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội - nơi PVN có nhiều công trình, dự án, nhà máy hoạt động). Nhiều địa phương siết chặt thêm các biện pháp phòng dịch như hạn chế đi lại, tạm ngừng các hoạt động không thiết yếu… đã ảnh hưởng rất nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của PVN.

Tuy vậy, với bài học kinh nghiệm từ việc ứng phó hiệu quả với tác động kép “dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu” của PVN trong năm 2020, ngay từ cuối tháng 12/2020, PVN đã xác định phương châm hành động của năm 2021 là: “Quản trị biến động, tối đa giá trị, mở rộng thị trường, tận dụng cơ hội, liên kết đầu tư, phục hồi tăng trưởng”. PVN đã tập trung thực hiện quyết liệt và hiệu quả đồng bộ 5 nhóm giải pháp đó là:

1/ Nhóm giải pháp về quản trị.

2/ Nhóm giải pháp về tài chính.

3/ Nhóm giải pháp về đầu tư.

4/ Nhóm giải pháp về thị trường.

5/ Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.

Đặc biệt, kể từ tháng 5/2021 khi dịch Covid-19 bùng phát ở trong nước, PVN đã xây dựng phương án triển khai và thực hiện có hiệu quả 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đó là:

1/ Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động.

2/ Đảm bảo sản xuất, kinh doanh an toàn, liên tục.

3 Đảm bảo lưu thông nguyên nhiên vật liệu sản xuất, sản phẩm nhằm duy trì và ổn định thị trường.

4/ Đảm bảo tiến độ các dự án đầu tư, phù hợp với đặc thù hoạt động của từng đơn vị thành viên, từng thời điểm diễn biến dịch bệnh.

Kết quả, trong giai đoạn 2020 - 2021, hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVN tiếp tục được duy trì ổn định, cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp giao.

Kết quả hoạt động sản xuất và đầu tư của PVN giai đoạn 2020 - 2021:

1/ Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất giai đoạn 2020 - 2021:

Gia tăng trữ lượng dầu khí giai đoạn 2020 - 2021 đạt 28,53 triệu tấn dầu quy dầu. Trong đó, năm 2020 đạt 15,02 triệu tấn dầu quy dầu (kế hoạch là 10 - 15 triệu tấn quy dầu), năm 2021 đạt 13,51 triệu tấn quy dầu (kế hoạch là 12 - 18 triệu tấn).

Đưa 5 mỏ/công trình dầu khí mới ở trong nước vào khai thác. Trong đó, năm 2020 đưa 2 công trình gồm: Giàn CPP Sao Vàng, giàn BK-21; năm 2021 đưa 3 mỏ/công trình dầu khí mới vào khai thác, gồm: Mỏ Sư Tử Trắng pha 2A, công trình BK-18A, công trình BK-19.

Có 3 phát hiện dầu khí mới, gồm: Kèn Bầu (Lô 114 - năm 2020), Sói Vàng (Lô 16-1/15, VSP - năm 2020), Sói Vàng-1X lô 16-1/15 (năm 2021).

Khai thác dầu hai năm đạt 22,44 triệu tấn. Năm 2020 khai thác được 11,47 triệu tấn, vượt 8% kế hoạch năm. Trong đó, ở trong nước đạt 9,65 triệu tấn, ở nước ngoài đạt 1,82 triệu tấn. Năm 2021 khai thác 10,97 triệu tấn, vượt 13% kế hoạch năm. Trong đó, ở trong nước đạt 9,10 triệu tấn, ở nước ngoài đạt 1,87 triệu tấn. Đặc biệt, năm 2021, hệ số suy giảm sản lượng khai thác dầu trong nước chỉ giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

Khai thác khí đạt 16,59 tỷ m3. Trong đó, năm 2020 đạt 9,16 tỷ m3, bằng 94% kế hoạch năm, giảm 10% so với năm 2019; năm 2021 đạt 7,43 tỷ m3, bằng 76% kế hoạch năm, giảm 19% so với năm 2020.

Sản xuất và cung cấp cho lưới điện quốc gia đạt 35,2 tỷ kWh. Trong đó, năm 2020 đạt 19,2 tỷ kWh, bằng 89% kế hoạch năm, giảm 15% so với năm 2019; năm 2021 đạt 16,0 tỷ kWh, bằng 70,4% kế hoạch năm, giảm 16% so với năm 2020.

Sản xuất đạm năm 2020 đạt 1,80 triệu tấn, vượt 15% kế hoạch năm, tăng 14% so với năm 2019. Năm 2021 sản lượng đạm đạt 1,69 triệu tấn, vượt 4,3% kế hoạch năm.

Sản xuất phân bón NPK năm 2020 đạt 115,6 nghìn tấn, bằng 34% kế hoạch năm, tăng 43% so với năm 2019. Năm 2021 đạt 217,6 nghìn tấn, vượt 1,2% kế hoạch năm, tăng 88% so với năm 2020.

Sản phẩm lọc dầu (bao gồm sản phẩm của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn) năm 2020 đạt 12,6 triệu tấn, năm 2021 đạt 13,2 triệu tấn.

Sản phẩm hóa dầu (bao gồm sản phẩm của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn) năm 2020 đạt 1,54 triệu tấn, năm 2021 đạt 1,30 triệu tấn.

2/ Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2020 - 2021:

Với giá dầu trung bình giai đoạn 2020 - 2021 đạt 58,65 USD/thùng, các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn cụ thể như sau:

Chỉ tiêu tài chính toàn Tập đoàn: Tổng doanh thu của toàn Tập đoàn năm 2020 đạt 566 nghìn tỷ đồng (bằng 88% kế hoạch năm), năm 2021 đạt 627,2 nghìn tỷ đồng (vượt 28% kế hoạch năm).

Nộp Ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn năm 2020 đạt 83 nghìn tỷ đồng (vượt 1% kế hoạch năm), năm 2021 đạt 112,5 nghìn tỷ đồng (vượt 80% kế hoạch năm).

Chỉ tiêu tài chính hợp nhất (theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm): Tổng doanh thu hợp nhất Tập đoàn năm 2020 đạt 304,2 nghìn tỷ đồng (bằng 81% kế hoạch năm, giảm 23% so với năm 2019), năm 2021 đạt 388,1 nghìn tỷ đồng (vượt 10% kế hoạch năm, tăng 28% so với năm 2020).

Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn năm 2020 đạt 19,9 nghìn tỷ đồng (bằng 62% kế hoạch năm, giảm 57% so với năm 2019), năm 2021 đạt 51,7 nghìn tỷ đồng (vượt 3,3 lần kế hoạch năm, tăng 2,6 lần so với năm 2020).

Tổng tài sản hợp nhất Tập đoàn đến 31/12/2021 đạt 894 nghìn tỷ đồng.

3/ Kết quả thực hiện đầu tư của PVN giai đoạn 2020 - 2021:

Giá trị thực hiện đầu tư giai đoạn 2020 - 2021 đạt 46,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, năm 2020 đạt 27,3 nghìn tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm; năm 2021 đạt 18,8 nghìn tỷ đồng, bằng 42% kế hoạch năm. PVN đã hoàn thành đầu tư 10 dự án/công trình đưa vào vận hành. Trong đó, đưa 5 mỏ/công trình dầu khí mới ở trong nước vào khai thác; đưa 1 dự án đầu tư sản xuất phân bón phức hợp từ urê nóng chảy NPK (công suất 300 nghìn tấn/năm của Cà Mau); đưa 2 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp khí vào vận hành.

Cạnh đó, PVN hoàn thành các dự án: Đường ống bờ/biển và các trạm thuộc giai đoạn 2 dự án Nam Côn Sơn 2 (điều chỉnh), đường ống thu gom vận chuyển khí Sao Vàng - Đại Nguyệt; cải hoán GPP Dinh Cố để tiếp nhận khí Nam Côn Sơn 2; đưa giàn khoan Sao Vàng Đại Nguyệt vào hoạt động và đưa dự án Nhà máy điện Sông Hậu 1 (hoạt động từ tháng 11/2021).

Công tác tháo gỡ, xử lý khó khăn tồn tại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, 4/5 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của Tập đoàn đã được đưa ra khỏi danh sách 12 dự án khó khăn, thua lỗ của ngành Công Thương gồm: Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ; 3 dự án nhiên liệu sinh học (Dung Quất, Phú Thọ và Bình Phước). Đặc biệt, năm 2021, Công ty Cổ phẩn Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam (VNPOLY) đã vận hành hiệu quả toàn bộ 27 dây chuyền sợi; Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) có đơn hàng ổn định, chủ yếu với khách hàng ngoài ngành dầu khí, doanh thu vượt 4% kế hoạch.

PVN tiếp tục tập trung triển khai các dự án trọng điểm Nhà nước về dầu khí như: Chuỗi dự án Lô B, Chuỗi dự án Cá Voi Xanh, LNG Thị Vải, LNG Sơn Mỹ và các dự án điện cấp bách như: Thái Bình 2, Long Phú 1.

Những khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVN trong đại dịch Covid-19:

Do ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 nên nhu cầu tiêu thụ dầu, khí, điện suy giảm mạnh, dẫn đến các chỉ tiêu nêu trên của PVN không hoàn thành kế hoạch năm (khai thác khí bằng 94% kế hoạch; sản xuất điện bằng 89% kế hoạch 2020). Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu suy giảm mạnh, khoảng chênh lệch giá giữa sản phẩm và dầu thô (crack margin) bị thu hẹp rất nhiều so với năm 2019 dẫn đến các đơn vị trong lĩnh vực sản xuất và phân phối xăng dầu như: Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Giá dầu suy giảm sâu dẫn đến hoạt động đầu tư trong lĩnh vực E&P của PVN phải dừng/giãn tiến độ, ảnh hưởng đến sản lượng khai thác dầu khí của PVN năm 2021 và những năm tiếp theo. Đồng thời, ảnh hưởng đến khối lượng công việc của các đơn vị trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí ngay trong năm 2020 và năm 2021. Từ đó dẫn đến nguồn thu của PVN suy giảm mạnh (lợi nhuận hợp nhất năm 2020 giảm trên 57% so với năm 2019), ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lực của PVN để thực hiện các mục tiêu kế hoạch trung hạn, dài hạn và chiến lược phát triển của Tập đoàn trong những năm tới.

Một số dự án đầu tư trọng điểm của PVN và đơn vị thành viên chậm tiến độ thêm từ 6 tháng đến 1 năm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 như: Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (giai đoạn 2), Dự án Đường ống dẫn khí Sao Vàng - Đại Nguyệt; Dự án Nhà máy điện Thái Bình 2, Lô B, Cá Voi Xanh; Dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ… Giá trị thực hiện đầu tư đạt thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Sang năm 2021, chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn/đứt gãy, lưu thông hàng hóa, sản phẩm, nguyên nhiên vật liệu của các đơn vị đã gặp khó khăn do nhân lực, phương tiện vận chuyển phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch chặt chẽ.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khí, điện, xăng dầu và hóa dầu năm 2021 vẫn suy giảm mạnh do giãn cách xã hội và siết chặt giao thông để phòng chống dịch Covid-19. Các chỉ tiêu khai thác khí, sản xuất điện của Tập đoàn không hoàn thành kế hoạch đề ra (sản lượng khí bằng 76% kế hoạch năm, sản xuất điện bằng 70% kế hoạch năm, giảm lần lượt 19% và 17% so với năm 2020).

Công tác tổ chức làm việc kéo dài ngoài biển và ở nước ngoài (Malaysia, Brunei, Qatar…) có tác động tới sức khỏe tâm lý người lao động; việc nhập cảnh chuyên gia nước ngoài vào các nhà máy, công trình dầu khí gặp khó khăn hơn, làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của PVN như: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Thái Bình 2… ảnh hưởng tiến độ bảo dưỡng tổng thể, sửa chữa tại một số nhà máy, công trình các đơn vị thành viên. Giá trị thực hiện đầu tư không hoàn thành kế hoạch với nguyên nhân lớn do tác động của Covid-19.

Một số kiến nghị của PVN cho thời gian tới:

Thứ nhất: Kiến nghị cấp có thẩm quyền chấp thuận Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 để có điều kiện triển khai các giải pháp phát triển bền vững trong những năm tới.

Thứ hai: Kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép PVN tham gia phát triển điện gió ngoài khơi nói riêng và các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới nói chung phù hợp với Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị và xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới.

Thứ ba: Kiến nghị ủng hộ quan điểm của PVN về Quy hoạch điện VIII. Theo đó, quy hoạch các dự án phát triển nguồn điện cần được xây dựng trên cơ sở tính toán, tối đa hóa việc tiêu thụ nguồn khí khai thác trong nước trên nguyên tắc lợi ích tổng thể quốc gia và an ninh biển; phát huy hiệu quả sử dụng các nhà máy điện và cơ sở hạ tầng đã, đang đầu tư và tối ưu hóa việc sử dụng công suất các hạ tầng đường ống cung cấp khí sẵn có, cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ việc nhập khẩu, phân phối khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 60/2017/QĐ-TTg ngày 16/01/2017).

Thứ tư: Kiến nghị các ý kiến của PVN đã trình về sửa đổi Luật Dầu khí nhằm cập nhật những thay đổi trong thực tế và công nghệ khai thác dầu khí./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động