Phát triển năng lượng tái tạo thông qua Chương trình EEP Mekong
16:30 | 28/11/2012
>> Đề nghị Lào nghiên cứu tác động môi trường của thủy điện Xayaburi
>> Việt Nam và Campuchia hợp tác nghiên cứu tác động của thủy điện trên sông Mekong
>> Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế về quản lý lưu vực sông xuyên biên giới
Chương trình EEP Mekong nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, biến chất thải thành năng lượng và đầu tư hiệu quả các dự án năng lượng tái tạo thông qua nguồn tài trợ, với mục đích phát triển công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực, hỗ trợ các dự án thí điểm và trình diễn cũng như các hoạt động chia sẻ thông tin. Chương trình đã được triển khai và thực hiện ở 4 quốc gia gồm: Cộng hòa Dân chủ Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.
Theo ông Kimmo Lohdevirta, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, với chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển năng lượng sạch của Chính phủ Phần Lan, Chương trình hợp tác năng lượng và môi trường (EEP) trên toàn thế giới đã có mặt ở 25 nước, đóng góp vào tăng cường dịch vụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.
Trong giai đoạn 2012-2016, Bộ Ngoại giao Phần Lan (MFA) và Quỹ Phát triển Bắc Âu cam kết tiếp tục dành 7,9 triệu euro để phát triển các dự án năng lượng sạch, chống ô nhiễm môi trường nước, đất.
Thứ trưởng Bộ Công Thương, Lê Dương Quang nhấn mạnh, Việt Nam đang đối mặt với thách thức cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch và biến đổi khí hậu nên việc tìm ra các cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển dạng năng lượng sạch này là rất quan trọng.
Theo Thứ trưởng Lê Dương Quang, có nhiều lý do chủ quan và khách quan dẫn tới thực trạng trên nhưng nguyên nhân chính là do thiếu các chính sách đủ mạnh, đồng bộ, bao gồm điều tra, thăm dò tiềm năng đến khai thác và sử dụng; thiếu cơ chế tài chính hiệu quả cho việc đầu tư, quản lý và vận hành các dự án năng lượng tái tạo tại các khu vực khác nhau của đất nước, đặc biệt là tại vùng sâu, vùng xa ngoài lưới; thiếu một cơ quan đầu mối tập trung, với chức năng đủ mạnh để điều hành.
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ ban hành được cơ chế hỗ trợ cho điện gió và thủy điện nhỏ. Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý liên quan, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của bộ máy tổ chức và phương thức quản lý trong lĩnh vực NLTT.
Vì vậy, diễn đàn EEP Mekong lần thứ 3 này chính là cơ hội để chia sẻ thông tin về các sáng kiến, giải pháp, chính sách cụ thể để đạt được mục tiêu ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam nói riêng và tại các nước tiểu vùng sông Mekong nói chung. Đây cũng là nơi để các đối tác nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật.
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
"Nếu vì cái ghế mình đang ngồi thì chế độ sẽ suy vong"
'Đường lười bò': Bước đi láu cá của Trung Quốc
Nhật Bản liên kết quân sự để đối phó Trung Quốc