RSS Feed for Nhận định, Phản biện Thứ hai 14/10/2024 03:58
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đề xuất nghiên cứu sửa đổi Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Hồng

Đề xuất nghiên cứu sửa đổi Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Hồng
Như chúng ta đã biết, khi cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào nước ta đã gây ra trận lũ muộn kinh hoàng và là đợt mưa lũ muộn hiếm gặp ở miền Bắc. Các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Đà, sông Gâm đã vận hành trong điều kiện thời tiết như vậy để đảm bảo an toàn cho công trình mà không thể cắt lũ, hay làm chậm lũ cho vùng hạ lưu đồng bằng sông Hồng và khu vực Hà Nội. Riêng Thủy điện Thác Bà trên lưu vực sông Chảy trong các ngày 8-9/9/2024, ngoài việc mở hết các cửa van của hệ thống xả lũ để xả lưu lượng nước tối đa xuống hạ lưu, đã tính đến phương án phá đập phụ để phân lũ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình chính. Vậy, Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong thời kỳ lũ muộn liệu còn phù hợp khi biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan? Phân tích, đánh giá và kiến nghị của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam và các giải pháp đột phá, cấp bách hiện nay

Vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam và các giải pháp đột phá, cấp bách hiện nay
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn về giải quyết các vướng mắc trong phát triển điện gió ngoài khơi. Tạp chí Năng lượng Việt Nam dẫn lại nội dung Thông báo này, kèm theo đề xuất các giải pháp đột phá, cấp bách hiện nay.

Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [tạm kết]: Cung ứng điện tiềm ẩn rủi ro và giải pháp đề xuất

Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [tạm kết]: Cung ứng điện tiềm ẩn rủi ro và giải pháp đề xuất
Theo nhận định của EVN, với tiến độ triển khai các dự án nguồn điện được phê duyệt trong Quy hoạch điện VIII hiện nay, việc cung ứng điện trong các năm tới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để góp phần hỗ trợ đảm bảo an ninh cung ứng điện cho phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, chúng ta cần khẩn trương thực hiện một số giải pháp/nhóm giải pháp dưới đây.

Hội thảo cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững

Hội thảo cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững
Tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) cùng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức Hội thảo “Cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững”.

Nhận định về tính khả thi của nhà máy điện ảo tại Việt Nam trong tương lai gần

Nhận định về tính khả thi của nhà máy điện ảo tại Việt Nam trong tương lai gần
Từ năm 2021, Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) đã được Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) hỗ trợ để tìm hiểu nhà máy điện ảo. Tuy nhiên, công việc vẫn dừng lại ở mức mô phỏng, chứ chưa được thí điểm hiện trường. Trên thế giới đã có một số thử nghiệm với nhà máy điện ảo. Còn ở Việt Nam, bao giờ có thể ứng dụng mô hình nguồn điện này? Phân tích và dự báo của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Vai trò nhà máy điện ảo và lưu trữ điện năng trong hệ thống năng lượng kết hợp (hybrid)

Vai trò nhà máy điện ảo và lưu trữ điện năng trong hệ thống năng lượng kết hợp (hybrid)
Để đáp ứng nhu cầu về sự linh hoạt, bền vững, đáng tin cậy và khả năng thích ứng trong ngành điện, nhiều công nghệ đa dạng về mặt kỹ thuật đang đưa vào trong cơ cấu nguồn điện. Trong đó, các nhà máy điện kiểu kết hợp (hybrid) ngày càng trở thành một phần của cơ cấu sản xuất điện, đặc biệt là việc tích hợp lưu trữ năng lượng (tại nguồn năng lượng tái tạo) và sự phát triển của các nhà máy điện ảo (VPPs - Virtual Power Plants).

Điện, năng lượng tái tạo, lưới điện thế giới đến năm 2050 và khả năng chi trả của người tiêu dùng

Điện, năng lượng tái tạo, lưới điện thế giới đến năm 2050 và khả năng chi trả của người tiêu dùng
Trong 25 năm tới, nhu cầu tiêu thụ điện toàn cầu sẽ tăng gần gấp đôi, từ 20% tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng trong năm 2022 lên 37% vào năm 2050. Theo dự báo, hệ thống năng lượng mới - nơi mà phần lớn điện năng được sản xuất từ năng lượng gió, mặt trời dự kiến sẽ trở thành hiện thực ở hầu hết các quốc gia trong ba thập kỷ tới.

Cơ cấu công suất phát điện ở nước Nga sẽ thay đổi thế nào trong 18 năm tới?

Cơ cấu công suất phát điện ở nước Nga sẽ thay đổi thế nào trong 18 năm tới?
Cơ quan vận hành hệ thống điện Liên bang Nga vừa công bố bản dự thảo Tổng sơ đồ phân bố các cơ sở điện lực đến năm 2042 (Tổng sơ đồ 2042) để lấy ý kiến công chúng. Dưới đây là một số điểm nhấn chính phản ánh lộ trình chiến lược quốc gia về phát triển điện lực trong 18 năm tới của nước Nga.

Thấy gì trong định hướng chính sách ‘carbon thấp’ của Trung Quốc (giai đoạn 2024-2030)?

Thấy gì trong định hướng chính sách ‘carbon thấp’ của Trung Quốc (giai đoạn 2024-2030)?
Nhằm sớm đạt được các mục tiêu carbon thấp như cam kết, Trung Quốc vừa công bố định hướng chỉ đạo chuyển đổi xanh mang tính đột phá để phấn đấu đến năm 2030 thị phần nhiên liệu phi hóa thạch (gió, mặt trời, thủy điện, điện hạt nhân ven biển) sẽ chiếm 25% tổng cơ cấu năng lượng quốc gia. Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp, biên dịch một số thông tin liên quan đến định hướng này để bạn đọc tham khảo.
Kỳ vọng gì sau khi A0 tách khỏi EVN, chuyển về Bộ Công Thương?

Kỳ vọng gì sau khi A0 tách khỏi EVN, chuyển về Bộ Công Thương?

Như chúng ta đã biết, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được chuyển về Bộ Công Thương trở thành Công ty TNHHMTV Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO). Nhân sự kiện này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số phân tích, nhận định ban đầu để bạn đọc cùng tham khảo.
Các ‘điều kiện cần’ để Việt Nam bổ sung điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII

Các ‘điều kiện cần’ để Việt Nam bổ sung điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó, ngày 19/8/2024, tại Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Ủy ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường Quốc hội nêu quan điểm: “Điện hạt nhân được xem là một phương án quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt được mục tiêu Net zero vào năm 2050”. Sau khi tham khảo, cân nhắc các thông tin, tài liệu chuyên ngành về xu thế quốc tế, công nghệ, tính kinh tế, nguồn nhân lực và sự cần thiết của điện hạt nhân cho phát triển đất nước trong bối cảnh mới, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số phân tích, đề xuất, kiến nghị dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của cơ quan hoạch định chính sách, chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Đánh giá tiềm năng điện gió vùng biển Hải Phòng và các khuyến nghị chính sách phát triển

Đánh giá tiềm năng điện gió vùng biển Hải Phòng và các khuyến nghị chính sách phát triển

Để làm rõ thêm bức tranh tiềm năng gió vùng biển Hải Phòng, Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu nghiên cứu của nhóm tác giả [1-2] hiện đang công tác tại Bộ Tài nguyên - Môi trường và Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Việt Nam. Trong bài báo, các tác giả đánh giá độ tin cậy nguồn dữ liệu hiện có và thử nghiệm tính toán mật độ năng lượng gió ngoài khơi, cùng các khuyến nghị chính sách phát triển nguồn điện này tại Hải Phòng trong tương lai tới.
Việt Nam cần pin lưu trữ điện, nhưng chưa đủ tiền (?)

Việt Nam cần pin lưu trữ điện, nhưng chưa đủ tiền (?)

Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) vừa tổ chức tham vấn kỹ thuật, thông báo kết quả một số nghiên cứu về pin lưu trữ trong hệ thống điện Việt Nam. Những kết quả này cho thấy: Hệ thống điện của chúng ta đã cần có pin lưu trữ (BESS) cả ở mức doanh nghiệp cung cấp điện năng lượng tái tạo, lẫn mức lưới điện quốc gia. Tạp chí Năng lượng Việt Nam tóm tắt nội dung tham vấn kỹ thuật dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo.
Phát triển điện LNG của Việt Nam - Các bế tắc và những vấn đề cấp thiết

Phát triển điện LNG của Việt Nam - Các bế tắc và những vấn đề cấp thiết

Điện khí hóa lỏng (LNG) là loại hình năng lượng đóng vai trò nền tảng và thiết yếu trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, việc phát triển các dự án năng lượng này đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, vướng mắc.
Một số điểm cần được bổ sung trong chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam

Một số điểm cần được bổ sung trong chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam

Dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (tự sản, tự tiêu) đã cung cấp một khung pháp lý khá chi tiết cho việc phát triển nguồn điện này tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi, cần bổ sung một số điểm, nhằm tạo động lực thúc đẩy điện mặt trời mái nhà của nước ta trong thời gian tới.
Quy hoạch nguồn nhân lực hạt nhân của Hàn Quốc - Bài học cho Việt Nam?

Quy hoạch nguồn nhân lực hạt nhân của Hàn Quốc - Bài học cho Việt Nam?

Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công về công nghệ hạt nhân của Hàn Quốc là việc thiết kế và vận hành chính sách đúng đắn về nguồn nhân lực hạt nhân trong nhiều thập kỷ. Vậy, Việt Nam có thể học hỏi gì từ thành công đó? Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu phân tích của PGS, TS. Nguyễn Xuân Hải và PGS, TS. Nguyễn Nhị Điền [*] dưới đây để các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc cùng tham khảo.
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 79]: Tận dụng các tổ máy điện hạt nhân (hiện hữu) lên mức tối đa

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 79]: Tận dụng các tổ máy điện hạt nhân (hiện hữu) lên mức tối đa

Tổ máy số 1 của Nhà máy điện hạt nhân Sendai của Công ty Điện lực Kyushu có tuổi đời 40 năm vừa được Cơ quan Pháp quy Hạt nhân Nhật Bản cấp phép kéo dài thêm 20 năm hoạt động.
Thực trạng triển khai kế hoạch thực hiện cam kết Net zero của Việt Nam và các kiến nghị

Thực trạng triển khai kế hoạch thực hiện cam kết Net zero của Việt Nam và các kiến nghị

Những cam kết, hành động khí hậu đều là những nỗ lực của Việt Nam hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch, tái tạo không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững. Đề cập về vấn đề này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu bài viết của Cục Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) dưới đây để bạn đọc tham khảo.
Vốn đầu tư cho Quy hoạch điện VIII [tạm kết]: Đề xuất các nhóm giải pháp chính sách

Vốn đầu tư cho Quy hoạch điện VIII [tạm kết]: Đề xuất các nhóm giải pháp chính sách

Trong các kỳ trước, chúng ta đã tham khảo phân tích hiện trạng, nhu cầu, kế hoạch, biện pháp huy động vốn đầu tư phát triển các dự án nguồn, lưới truyền tải điện ở Việt Nam và các thách thức, rủi ro khi thực hiện Quy hoạch điện VIII. Tạm kết chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam nêu một số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư cho Quy hoạch điện VIII. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Suất đầu tư xây dựng công trình thủy điện tích năng trên thế giới và dự kiến ở Việt Nam

Suất đầu tư xây dựng công trình thủy điện tích năng trên thế giới và dự kiến ở Việt Nam

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá thủy điện tích năng. Góp ý thêm cho dự thảo, trong kỳ trước, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có các đề xuất cụ thể [*]. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp các nội dung liên quan đến suất đầu tư nguồn điện này trên thế giới và dự kiến ở Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo.
Từ nhập khẩu LNG của Trung Quốc và biến động giá, nhận định về thị trường Việt Nam

Từ nhập khẩu LNG của Trung Quốc và biến động giá, nhận định về thị trường Việt Nam

Qua phân tích số liệu nhập khẩu LNG vào Trung Quốc của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây có thể thấy được xu hướng sử dụng, cũng như giá cả của loại nhiên liệu này trên thế giới. Và từ biến động giá, đối chiếu với Quyết định 126 của Bộ Công Thương có thể nhận định giá nhập khẩu LNG, giá điện LNG của Việt Nam trong tương lai tới.
Tham khảo nhanh về cơ chế mua bán điện trực tiếp trên thế giới và Việt Nam

Tham khảo nhanh về cơ chế mua bán điện trực tiếp trên thế giới và Việt Nam

Đầu tháng 7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn. Nghị định được dư luận trong và ngoài nước quan tâm, đánh giá cao, nhưng trong triển khai thực hiện dự kiến sẽ gặp phải một số khó khăn, vướng mắc... Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp các vấn đề liên quan đến DPPA trên thế giới và nỗ lực của chúng ta trên lộ trình hiện thực hóa cơ chế này để bạn đọc cùng tham khảo.
Hệ thống lưu trữ điện năng - Làn sóng công nghệ tiếp theo của ngành năng lượng Việt Nam?

Hệ thống lưu trữ điện năng - Làn sóng công nghệ tiếp theo của ngành năng lượng Việt Nam?

Sự phát triển nhanh chóng của năng lượng tái tạo tại Việt Nam, đặc biệt là điện gió, mặt trời đòi hỏi phải áp dụng hệ thống pin lưu trữ (BESS) để giải quyết tình trạng không liên tục của các nguồn này và đảm bảo độ tin cậy của lưới điện. Phân tích chuyên sâu về vấn đề này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu bài viết của Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp [*] dưới đây. Trân trọng gửi tới các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Vốn đầu tư cho Quy hoạch điện VIII [kỳ 2]: Nhận diện rủi ro và thách thức

Vốn đầu tư cho Quy hoạch điện VIII [kỳ 2]: Nhận diện rủi ro và thách thức

Thực tế đã cho thấy, nguồn vốn đầu tư cho các dự án điện ở Việt Nam từ các doanh nghiệp nhà nước ngày càng hạn chế; thị trường điện cạnh tranh chậm triển khai; chính sách phát triển nguồn điện còn chưa đầy đủ, gián đoạn... đang là các trở ngại lớn trong triển khai Quy hoạch điện VIII.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động