Tình hình tìm kiếm, thăm dò và phát triển mỏ dầu khí mới của PVN (cập nhật 27/8/2024)
07:34 | 27/08/2024
Chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi Việt Nam và lợi thế của PVN (số liệu tháng 7/2024)
Tổng hợp của Tạp chí Năng lượng Việt Nam từ báo cáo chuyên ngành dịch vụ kỹ thuật Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) [*] cho thấy: Với kinh nghiệm quản lý, cùng hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có, PVN hoàn toàn có khả năng đảm nhận, quản lý tốt công tác hậu cần, kỹ thuật, nhân lực trong đầu tư, xây dựng các trang trại gió ngoài khơi Việt Nam và quốc tế. |
Giải pháp tiến độ Chuỗi khí, điện Lô B - Ô Môn trong bối cảnh có thêm phát sinh mới
Nhằm góp phần tháo gỡ bế tắc, thúc đẩy tiến độ triển khai Chuỗi khí, điện Lô B - Ô Môn, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có các nghiên cứu, đánh giá, phân tích về những điều kiện tiên quyết để có Quyết định đầu tư (FID) và vấn đề chi phí lịch sử, giá bán khí, bao tiêu khí v.v... Từ đó, gợi mở một số phương pháp tiếp cận Chuỗi dự án này trong bối cảnh mới. Rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý, phản biện của quý vị. |
Tính đến thời điểm hiện tại, 39 mỏ, cụm mỏ dầu khí ở các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai - Thổ Chu và Sông Hồng (trong tổng số hơn 100 phát hiện) đã được đưa vào khai thác. Cạnh đó là 5 mỏ, cụm mỏ khí lớn nhất Việt Nam đang được phát triển như: Cá Voi Xanh (Lô 118), cụm mỏ khí Kim Long - Ác Quỷ - Cá Voi (Lô B, 48/95 và 52/97).
Sản lượng khai thác dầu khí ở trong nước của PVN từ 2016 đến nay có xu hướng suy giảm nhanh, số lượng mỏ mới đưa vào khai thác ít (chỉ 1-2 mỏ/năm) song hầu hết mỏ nhỏ. Thêm vào đó, nhiều yếu tố cả khách quan, lẫn chủ quan về kỹ thuật, kinh tế, chính trị đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc duy trì sản lượng khai thác.
Công tác phát triển khai thác mỏ hiện tại có nhiều khó khăn và không ổn định. Vì lý do kinh tế, nhiều Nhà điều hành không khoan bổ sung đan dây (Infill), nên gặp khó khăn trong việc duy trì sản lượng cho các năm tiếp theo và dài hạn, ảnh hưởng tới khả năng tận thu dầu của các mỏ. Các mỏ phát hiện mới được phát triển bổ sung nhìn chung có trữ lượng nhỏ, khó khăn để đưa vào khai thác.
Công tác tìm kiếm, thăm dò trong thời gian qua đã xác định được các bể trầm tích Đệ Tam có triển vọng dầu khí gồm: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa. Trong đó, các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu và Sông Hồng (gồm cả đất liền) đã có khai thác. Còn các bể Tư Chính - Vũng Mây, Phú Khánh đã có phát hiện dầu khí, nhưng chưa khai thác.
Theo báo cáo của PVN: Cho đến nay, tổng trữ lượng đã phát hiện khoảng 1,3 tỷ tấn quy dầu. Trong đó, khoảng 640 triệu tấn dầu, condensate và 760 tỷ m³ khí. Trữ lượng tập trung chủ yếu ở bể Cửu Long (khoảng 650 triệu tấn quy dầu). Các bể Nam Côn Sơn, Sông Hồng, Malay - Thổ Chu (mỗi bề đã phát hiện khoảng 150-250 triệu tấn quy dầu), chủ yếu là khí với tỷ lệ từ 75% (bể Nam Côn Sơn) đến 95% (bể Sông Hồng). Các bể Phú Khánh, Tư Chính - Vũng Mây chủ yếu là khu vực nước sâu, xa bờ, khu vực phức tạp nên chưa được thăm dò nhiều, nhưng đã có phát hiện dầu khí với trữ lượng từ khoảng 4-12 triệu tấn quy dầu.
Về định hướng cho công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí trong thời gian tới, PVN sẽ ưu tiên đầu tư vào các mỏ, cụm mỏ như sau:
1. Khuyết khích đầu tư vào khu vực truyền thống ở các bế trầm tích Cửu Long, Sông Hồng, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Phú Khánh.
2. Chuẩn bị nguồn lực để triển khai tìm kiếm, thăm dò, khai thác ở các vùng nước sâu, xa bờ (khi điều kiện thuận lợi).
3. Đẩy mạnh đầu tư tìm kiếm, thăm dò để gia tăng trữ lượng bù đắp cho sản lượng khai thác, nhằm duy trì sự phát triển bền vững thăm dò, khai thác.
Trong công tác này, theo PVN, các điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phát triển cần được đánh giá thận trọng để khi dự án (đối tượng) thăm dò thành công sẽ được phát triển sớm, nhằm tạo vốn cho công tác tìm kiếm, thăm dò tiếp theo.
4. Đẩy mạnh tận thăm dò và thăm dò mở rộng ở các dự án khai thác, nhằm sớm đưa phát hiện vào khai thác.
5. Tập trung nguồn lực phát triển hai dự án khí lớn là Lô B (48/95 và 52/97) và dự án mỏ khí Cá Voi Xanh. Đặc biệt:
6. Đối với khu vực phát hiện Kèn Bầu của Nhà điều hành Eni Vietnam tại PSC Lô 114 là phát hiện khí/condensate với tiềm năng tại chỗ rất lớn, có tầm ảnh hưởng quan trọng đến đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như phát triển bền vững khu vực miền Trung Việt Nam và cả nước. Tuy nhiên, sau những giếng khoan thẩm lượng chưa được thành công như kỳ vọng (KB-2X và KB-3X) đều chưa xác định khả năng cho dòng của đối tượng chứa chính, nên Eni Vietnam đã phải hiệu chính kế hoạch thẩm lượng và phát triển.
Hiện nay, Eni Vietnam đang tích cực xây dựng và triển khai các nghiên cứu, đánh giá khả năng cho dòng của đối tượng chứa. Đây là đối tượng chứa có đặc tính chứa rất phức tạp và hiếm thấy trên thế giới, do đó cần có thời gian để nghiên cứu, đánh giá thận trọng.
Dự kiến, nếu các giải pháp kỹ thuật phù hợp, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành tiếp công tác thẩm lượng vào giai đoạn 2024-2026. Trong trường hợp thẩm lượng thành công và chứng minh khí thương mại, PVN có thể tham gia góp vốn vào chuỗi phát triển khí này.
Thông tin thêm về phát hiện mỏ khí Kèn Bầu, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho biết: Do các giếng khoan KB-2X và KB-3X chưa có kết quả khảo sát trữ lượng tích cực, vì vậy, trong Quy hoạch điện VIII cũng đã xác định “khí từ mỏ Kèn Bầu được coi là nguồn cung tiềm năng và sẽ được làm rõ hơn sau các kết quả thẩm lượng trữ lượng tiếp theo”./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM