RSS Feed for Người dân khu tái định cư các dự án thủy điện cơ bản ổn định | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 17:09
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Người dân khu tái định cư các dự án thủy điện cơ bản ổn định

 - Báo cáo thẩm tra quy hoạch tổng thể về thủy điện của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCNMT) của Quốc hội được trình bày trước Quốc hội ngày 30/10 cho thấy: Công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư tại các dự án thủy điện luôn được Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm. Nhờ đó cuộc sống của người dân khu tái định cư nhìn chung đã ổn định.

>> Kiên quyết loại bỏ các dự án thủy điện chưa hợp lý
>> Bổ sung hỗ trợ cho người di dân tái định cư thủy điện Sơn La
>> Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hộ dân thuộc dự án thủy điện An Khê - Ka Nak

Theo báo cáo, phần lớn các dự án thủy điện đều nằm ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa nên đối tượng dân cư bị ảnh hưởng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số phần nhiều còn nghèo. Để đảm bảo sớm ổn định đời sống người dân, Chính phủ đã ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho một số dự án có quy mô di dân, tái định cư lớn tại Tuyên Quang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Cùng đó, một số địa phương và chủ đầu tư đã vận dụng, ban hành chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các dự án như: thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An); thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt (Thanh Hóa).

Nhờ đó, các khu tái định cư đều có kết cấu hạ tầng, đời sống người dân bảo đảm. Một số địa phương đã chỉ đạo lồng ghép việc đầu tư các khu tái định cư đạt chuẩn nông thôn mới như xã Hà Mòn, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum là địa bàn tái định cư của dự án thủy điện Plei Krông đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên ở Tây Nguyên trong năm 2012.

Việc bồi thường, hỗ trợ theo chính sách hiện hành cũng tạo điều kiện để người dân bị ảnh hưởng có nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, phục vụ sinh hoạt. Hiện nay tại các dự án thủy điện Sơn La, Hòa Bình và Tuyên Quang, công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư đã hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành theo kế hoạch ban đầu, người dân tái định cư đã từng bước ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất. Tại các dự án thủy điện ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng và Bình Thuận người dân được phổ biến kiến thức sản xuất, phòng chữa bệnh, trẻ em được đi học; cơ sở hạ tầng và nhà ở tái định cư được xây dựng đầy đủ, chất lượng tốt, thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất. Nhiều ngành nghề mới đã xuất hiện như du lịch sinh thái, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thành công.

Tuy nhiên, Ủy ban KHCNMT cũng chỉ ra những tồn tại trong công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư tại các dự án thủy điện. Cụ thể như việc phối hợp, quản lý, theo dõi, thống kê công tác di dân, tái định cư giữa chủ đầu tư và địa phương chưa phản ánh sát thực tế. Tiến độ thu hồi, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản; việc triển khai phương án sản xuất, phương án chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ tái định cư; công tác triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm so với yêu cầu, chưa phù hợp với phong tục, tập quán người dân địa phương gây khó khăn trong việc phát triển sản xuất và ổn định đời sống…

Cùng đó, Ủy ban KHCNMT thống nhất ý kiến cho rằng, cần loại bỏ những dự án, vị trí tiềm năng thủy điện không bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường, mất an toàn cho cộng đồng dân cư. Đối với các dự án tạm dừng có thời hạn và tiếp tục được rà soát, đánh giá, báo cáo thẩm tra của Ủy ban đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện bảo đảm đáp ứng các yêu cầu đối với các dự án.

Với công tác quản lý, vận hành các hồ chứa; vận hành liên hồ, Ủy ban cũng cho rằng, cần quy định rõ cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính, điều phối chung giữa các chủ đập khi các hồ chứa trên cùng lưu vực sông cùng tham gia xả lũ, ứng phó với các sự cố đối với hệ thống liên hồ chứa… để bảo đảm sản xuất và sinh hoạt của người dân và vùng hạ du.  

Trước đó, trong báo cáo kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư các dự án thuỷ điện và vận hành khai thác các công trình thuỷ điện, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trình bày cũng nêu rõ: những năm qua có nhiều dự án thủy điện được đầu tư xây dựng nên việc phải di dời dân cư và thu hồi đất đai diễn ra trên quy mô khá lớn. Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, hiện Chính phủ cũng đang tiếp tục chỉ đạo thực hiện các đề án nhằm đảm bảo ổn định dân cư, sản xuất, đời sống và phát triển KT-XH tại các khu/điểm tái định cư theo đề xuất, kiến nghị của UBND các tỉnh, các bộ, ngành có liên quan. Liên quan đến rà soát quy hoạch và đầu tư các dự án thuỷ điện, Bộ Công Thương đã loại bỏ 424 dự án, không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng, tạm dừng có thời hạn 136 dự án, tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Trước thời khắc khó khăn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Những câu nói bất hủ của Tướng Giáp trên truyền hình Mỹ
Tàu chiến Nga sẽ thường xuyên cập cảng Cam Ranh
Vì "Trung Hoa vĩ đại", Bắc Kinh cần đến Moscow
"Giấc mơ Trung Hoa": Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình
Châu Á "phiên bản" 2013 và châu Á thời khủng hoảng

Sau cuộc 'tán tỉnh chính trị' Campuchia ngả về Trung Quốc

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động