RSS Feed for Ngành Than trước cơ hội tiếp cận nguồn vốn mới | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 15/01/2025 18:40
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ngành Than trước cơ hội tiếp cận nguồn vốn mới

 - Hoạt động khai thác than ngày càng xuống sâu và mở rộng, yêu cầu đầu tư rất lớn, song nhờ uy tín ngành Than, doanh nghiệp không gặp khó về tiếp cận vốn.

Giá nhiên liệu, phí môi trường tăng: Ngành than gặp khó
TKV đặt mục tiêu tăng trưởng 7% với cơ cấu hợp lý

Trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hiện có 29 mỏ và các điểm được khai thác bằng phương pháp lộ thiên, trong đó có 6 mỏ lớn công xuất thiết kế mỏ từ 800.000 - 1.500.000 tấn/năm; các mỏ còn lại công xuất tử 200.000 - 400.000 tấn/năm.

Chi phí sản xuất tăng cao

Theo ước tính của TKV, đến nay và trong một số năm tới sản lượng khai thác từ các mỏ lộ thiên chiếm 60% tổng sản lượng than được khai thác sau đó mức đo tăng chậm.

Khai thác ngày càng xuống sâu ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của ngành Thanh. Ảnh TKV

Khai thác lộ thiên tận thu triệt để hơn so với khai thác hầm lò và  giá than bình quân cũng thấp hơn. Tuy nhiên, do hoạt động khai thác ngày càng xuống sâu đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Than Hà Tu - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Ông Ong Thế Minh - Phó giám đốc Than Hà Tu cho biết, việc khai thác cung độ ngày càng dài làm tăng lượng đất bóc, chi phí vận tải cao, đội giá thành than lên cao hơn.

Hiện nay, khi chi phí thường xuyên của Hà Tu chủ yếu cho khâu vận tải, chiếm đến 50-55% tổng chi phí sản xuất. Việc giá xăng dầu tăng, thuế môi trường tăng mới đây đã kéo theo nhu cầu đầu tư xe vận tải tương đối lớn.

“Những yếu tố trên vừa là khó khăn vừa là áp lực cho Hà Tu trong bối cảnh phải cạnh tranh về giá bán, bảo đảm được đầu ra và sản xuất kinh doanh”, ông Minh cho hay.

Không khó tiếp cận vốn

Chính phủ thời gian qua đã đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là gói kích cầu thông qua hỗ trợ 4% lãi suất cho vay nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn “kêu” khó tiếp cận vốn.

Ông Ong Thế Minh- Phó giám đốc Công ty cổ phần Than Hà Tu:

 Ngay từ những tháng đầu năm 2015, Hà Tu đã xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của công ty.

Thứ nhất, Hà Tu tăng cường quản trị tài nguyên, nâng cao phẩm cấp than, giảm hệ số tổn thất.

Thứ hai, quản lý tốt các chỉ tiêu công nghệ như là hệ số bóc: bằng tổng lượng đất đá bóc, xúc, khai thác, đồng thời tăng cường công tác chế biến sâu từ đất đá lẫn than để tạo ra than thương phẩm.

Cạnh đó là thực hiện tốt công tác sản xuất: sửa chữa thiết bị, làm tốt công tác khoan nổ mìn, cùng với đó là điều hành tổ chức sản xuất.

Thứ ba, tăng cường nhóm giải pháp quản trị chi phí và cải thiện cơ chế của công tác lao động tiền lương.

Thứ tư, tăng cường công tác bảo vệ, chông thất thoát than, đây là biện pháp để giảm giá thành.  Mục tiêu là hoàn thành nhiệm vụ của tập đoàn và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.

Điều tra “Tác động của chính sách tiền tệ và suy thoái kinh tế toàn cầu đến khả năng tiếp cận vốn và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam” do Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) phối hợp với Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) công bố cuối năm 2014, cho thấy dù đã có sự nới lỏng của chính sách tiền tệ và nhiều chính sách kích cầu đang được triển khai.

Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho hay vẫn có tới 20,8% doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng, trong khi có đến 42,9% doanh nghiệp cho rằng tiếp cận vốn vẫn sẽ là một khó khăn lớn trong thời gian tới.

Năm 2015, TKV giao chỉ tiêu cho Hà Tu là khai thác đạt 1.900 tấn, đất đá bốc xúc là 22.000 m3, than chế biến sâu là 150.000 tấn, doanh thu khoảng 2.400 tỷ đồng, thu nhập bình quân lao động đạt 6.800 nghìn đồng/người/tháng.

Phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm 2015, Công ty Than Hà Tu đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc khai thác sâu, đồng thời áp dụng những giải pháp xử lý những vấn đề liên quan như bơm nước từ đáy moong lên, xử lý lượng đổ thải lớn…

Riêng những vướng mắc trong khâu vận thải, năm nay Hà Tu đã đầu tư 5 xe trọng tải 58 tấn và thời gian tới sẽ tiếp tục đầu tư thêm loại xe có trọng tải 95-98 tấn…, bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một thuận lợi được ông Ong Thế Minh cho biết, công tác tiếp cận vốn vay ngân hàng của Than Hà Tu không gặp khó khăn, nhờ uy tín của TKV và Công ty Than Hà Tu trong nhiều năm qua.

Công ty luôn nhận được sự ủng hộ của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn, với lãi suất thường thấp hơn từ 1-2% so với các doanh nghiệp khác.

Tại thời điểm này, ông Minh nói Than Hà Tu vay vốn trên 4%/năm theo hình thức tín chấp - loại hình đảm bảo sự chắc chắn, tránh nợ xấu cho doanh nghiệp và ngân hàng.

Ông Trần Trung Kiên, Phó giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp miền Bắc của Techcombank (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam) nói rằng vấn đề của các doanh nghiệp khó vay vốn là "tính minh bạch thông tin tài chính không cao".

Cạnh đó, tính rủi ro của các phương án vay vốn, dự án vay vốn và phương thức kinh doanh chưa thực sự khả thi.

Để tiếp cận được vốn ngân hàng đầu tư cho sản xuất kinh doanh, theo ông Kiên, các doanh nghiệp nên minh bạch tài chính hơn nữa, nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh để nâng cao khả năng tiếp cận vốn.

HẢI VÂN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động