RSS Feed for TKV đặt mục tiêu tăng trưởng 7% với cơ cấu hợp lý | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 24/01/2025 07:51
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

TKV đặt mục tiêu tăng trưởng 7% với cơ cấu hợp lý

 - Giai đoạn 2016-2020, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đặt mục tiêu tăng trưởng hàng năm đạt mức 6,5 ÷ 7%, với cơ cấu hợp lý giữa các lĩnh vực.

TKV cân đối lại kế hoạch sản xuất than

Thực hiện Kế hoạch 5 năm, giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã tập trung toàn bộ nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp, điều hành quyết liệt và linh hoạt, thích ứng với tình hình và điều kiện cụ thể trong từng thời điểm, theo diễn biến của thị trường cũng như của nền kinh tế.

Cung ứng đủ than cho nền kinh tế

Sau thuận lợi của năm 2011, năm đạt đỉnh cao về thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, các năm sau, đặc biệt là từ giữa năm 2012 đến đầu năm 2014, do tác động tiêu cực của sự khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế thế giới và trong nước đến SXKD cũng như các mặt hoạt động khác của TKV.

Giai đoạn 2011-2015, sản xuất than chuyển mạnh từ khai thác lộ thiên sang khai thác hầm lò và ngày càng xuống sâu, vận chuyển xa hơn. Ảnh: Hải Vân

Phó tổng giám đốc TKV Ngô Hoàng Ngân đánh giá, sức tiêu thụ than cũng như các sản phẩm khoáng sản khác giảm mạnh cả về sản lượng và giá bán, đặc biệt là xuất khẩu, cho nên sản xuất của Tập đoàn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm hàng hóa giảm mạnh so với năm 2011 (từ 12 ÷ 15 %), hiệu quả kinh doanh cũng giảm tương ứng.

Cũng trong giai đoạn này, sản xuất than chuyển mạnh từ khai thác lộ thiên sang khai thác hầm lò và ngày càng xuống sâu, vận chuyển xa hơn. Nguy cơ về bục nước, khí, cháy nổ, đổ lò cao hơn; hệ số bóc đất tăng; các chi phí về thăm dò, thoát nước, thông gió, an toàn bảo hộ lao động, môi trường tăng cao...; nhu cầu vốn đầu tư của Tập đoàn rất lớn, suất đầu tư cao.

Cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước cũng có nhiều thay đổi, các loại thuế, phí tăng nhiều; công tác xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác than, khoáng sản còn nhiều bất cập.

Phó tổng giám đốc Ngô Hoàng Ngân cho rằng, những yếu tố đó đã làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh trên thị trường, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo mức tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế sau năm 2015 đang gặp nhiều khó khăn.

Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn tuy có giảm sút sau năm 2011 nhưng đã duy trì ổn định được sản xuất, đặc biệt là việc cung ứng đủ than cho nền kinh tế trong nước như than cho sản xuất điện, sản xuất phân bón, sản xuất giấy, xi măng và vật liệu xây dựng; đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống người lao động; hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách; bảo toàn vốn, kinh doanh có lãi.

Các chỉ tiêu chủ yếu:

Số

TT

 

Chỉ tiêu

 

ĐV

tính

Kết quả thực hiện 5 năm

2011

2012

2013

2014

Ước 2015

1

Sản xuất than

 

 

 

 

 

 

1.1

Than nguyên khai

1000 T

48 280

44 300

38 650

37 300

40 840

1.2

Tiêu thụ than

44 710

39 200

34 460

34 700

38 000

2

Doanh thu tổng số

Tỷ đ

109 333

97 908

95 148

108 360

114 006

2.1

Trong đó: - Than

65 257

56 125

49 090

52 708

57 229

2.2

- Khoáng sản

3 132

2 634

4 147

6 635

8 296

2.3

- Điện

4 971

5 395

9 447

11 245

11 395

2.4

- Cơ khí

3 682

3 150

3 151

3 255

2 876

2.5

- Vật liệu nổ CN

3 667

3 707

3 708

3 898

4 482

3

Nộp ngân sách

Tỷ đ

16 150

13 880

11 955

12 878

13 700

4

Lợi nhuận

Tỷ đ

8 632

3 415

2 837

2 761

1 500

5

Tiền lương bình quân

1000đ/ ng/th

8 220

7 608

7 989

8 400

8 700

 

Trong đó: Than

8 580

7 755

8 242

8 800

9 250

6

Đầu tư XDCB

26 174

19 613

19 253

20 289

23 800

Ghi chú: Từ năm 2013, không bao gồm Tổng công ty Đông Bắc.

Những kết quả nổi bật

Trong điều kiện khó khăn, Công ty mẹ cũng như các đơn vị thành viên đã có nhiều nỗ lực, chung sức khắc phục, vượt qua, giữ ổn định sản xuất, việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, đồng thời tập trung đầu tư xây dựng các mỏ, các dự án trọng điểm quyết định đến sự phát triển của Tập đoàn, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Phó tổng giám đốc Ngô Hoàng Ngân cho biết, nhiều giải pháp quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản và trong quản trị doanh nghiệp đã được triển khai, hoàn thiện giúp Tập đoàn giữ vững và phát triển.

“Kỷ luật và Đồng tâm”, khẩu hiệu, phương châm hành động trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không chỉ là bài học lịch sử mà đã trở thành truyền thống của thợ mỏ giai đoạn 2011-2015.

Tập đoàn đã và đang đầu tư đổi mới công nghệ khai thác xuống sâu: Công nghệ lò giếng đứng tại các mỏ Hà Lầm, Núi Béo, Mạo Khê; đẩy mạnh cơ giới hóa trong các lĩnh vực khai thác, đào lò tại tất cả các đơn vị khai thác tham hầm lò.

Cùng với đó, TKV đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất quan trọng, quyết định đến sự tăng trưởng của Tập đoàn, sớm đưa vào khai thác và bảo đảm hiệu quả của dự án: Mỏ Khe Chàm 3, các dự án xuống sâu của các mỏ hầm lò, Tổ hợp Bauxit Nhôm Lâm đồng, Nhà máy sản xuất Amôn Nitơrat Thái Bình, các dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương rời (Cẩm Phả), nhũ tương hầm lò (Bạch Thái Bưởi), Nhiệt điện Đông Triều, Sơn Động, Nông Sơn, Nhà máy Crômit Thanh Hóa …

Ngoài ra, Tập đoàn cũng đẩy mạnh việc tái cơ cấu, sắp xếp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và mô hình quản lý theo hướng giảm bớt đầu mối, tập trung cho những lĩnh vực sản xuất chính, củng cố các ngành sản xuất phụ trợ phù hợp; điều chỉnh cơ cấu các ngành nghề lao động; củng cố, sắp xếp bộ máy quản lý, điều hành từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên; xây dựng và ngày càng hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành bằng hệ thống Điều lệ, các Quy chế, Quy định nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, tổ chức và điều hành sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cũng trong thời gian này, Tập đoàn đã tăng cường đầu tư chăm lo cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, điều kiện sinh hoạt, chăm lo phát triển đời sống văn hóa, rèn luyện thể chất, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người lao động đặc biệt là thợ lò.

Tập đoàn đã chú trọng đầu tư hệ thống các thiết bị vận tải người, vận chuyển thiết bị vật tư, thiết bị kiểm soát, cảnh báo khí trong hầm lò; phương tiện đi lại, ăn uống, tắm giặt tại công trường; xây dựng các khu chung cư, khu rèn luyện thể chất, các cơ sở y tế, điều dưỡng, các nhà ăn công nhân ...

Đồng thời với việc tập trung đầu tư phát triển sản xuất, công tác an sinh xã hội đã được Tập đoàn các công ty Than – khoáng sản Việt Nam quan tâm đúng mức.

Mỗi năm, Tập đoàn các công ty đã dành hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ các gia đình CBCNVC, người lao động trong Tập đoàn có hoàn cảnh khó khăn xây dựng, sửa chữa nhà ở, kinh phí cho các con học tập, kinh phí khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng và bệnh nghề nghiệp. Chỉ tính riêng Công ty mẹ, khoản chi kinh phí cho công tác này mỗi năm khoảng trên 200 tỷ đồng.

 Không chỉ đối với người lao động trong Tập đoàn, với các địa phương trong cả nước, đặc biệt trên địa bàn hoạt động sản xuất của các đơn vị trong Tập đoàn.

Tập đoàn luôn quan tâm tham gia, tài trợ, hỗ trợ các chương trình xóa đói nghèo, đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo, bảo trợ người tàn tật và trẻ em, khắc phục hậu quả thiên tai, chung sức xây dựng nông thôn mới, chương trình hướng về biên giới, hải đảo …

Trong 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, Tập đoàn đã hỗ trợ 3 huyện (Đan Rông – Lâm Đồng, Ba Bể - Bắc Cạn, Mèo Vạc – Hà Giang) xây dựng và trang sắm thiết bị các trường học, trạm y tế trong chương trình xóa nghèo bền vững, mỗi huyện gần 50 tỷ đồng.

Tập đoàn cũng đã tài trợ các dự án đưa lưới điện ra các đảo Cô Tô, đảo Lý Sơn 300 tỷ đồng; tài trợ các địa phương trong các chương trình xóa đói nghèo, xây dựng cơ sở y tế, giáo dục, phát triển giao thông vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn khó khăn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới với kinh phí trên 20 tỷ đồng mỗi năm.

4 giải pháp trọng tâm

Mục tiêu phát triển giai đoạn 2016 – 2020 là phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam trở thành Tập đoàn kinh tế vững mạnh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp than, công nghiệp khoáng sản, công nghiệp điện, công nghiệp vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí mỏ và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ phù hợp.

Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu bình quân hàng năm đạt mức 6,5 ÷ 7%, với cơ cấu hợp lý giữa các lĩnh vực.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Tập đoàn đã xác định rõ 4 giải pháp trọng tâm, để nỗ lực thực hiện ngay từ năm đầu tiên của giai đoạn mới.

Thứ nhất, đẩy mạnh đầu tư xây dựng, đầu tư phát triển khoa học, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa các cơ sở sản xuất, nâng cao mức độ an toàn, bảo vệ môi trường; cân đối các nguồn lực để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án quyết định sự tăng trưởng của Tập đoàn trong các lĩnh vực.

Thứ hai, không ngừng đổi mới, hoàn thiện tổ chức sản xuất; phát triển nguồn nhân lực lành nghề, thạo việc, trung thành, đáp ứng nhu cầu phát triển, đổi mới công nghệ, góp phần tăng năng suất lao động bình quân hàng năm ≥ 5%, nâng cao chất lượng sản phẩm; không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cũng như các nhu cầu hợp lý cho người lao động, đặc biệt là cho thợ lò để  đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển.

Thứ ba, đổi mới quản trị doanh nghiệp theo phương pháp quản trị tiên tiến, hiện đại, tạo và duy trì động lực phát triển; mở rộng quan hệ quốc tế; phát triển thị trường; duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp; tiết giảm chi phí hàng năm 3 ÷ 5%, hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng.

Thứ tư, huy động hợp lý và có hiệu quả mọi nguồn lực, đặc biệt là phát huy yếu tố tiềm năng con người.

Trên cơ sở mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2016-2020, CBCNV Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra. 

N.VĂN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động