Làm sao để tiết điệm điện trong mùa đông?
11:00 | 01/01/2015
>> Chính phủ quyết định gia hạn dán nhãn năng lượng một số thiết bị tiêu thụ điện
>> Cách dùng bình nước nóng để tiết kiệm điện
>> Các giải pháp tiết kiệm năng lượng
Nhiều câu hỏi thường được đặt ra trong quá trình sử dụng điện trong mùa đông như: Nên bật bình nóng lạnh cả ngày, hay khi bình đủ nóng tắt đi sẽ tiết kiệm? Dùng điều hòa chiều nóng có tốn điện hơn dùng chiều lạnh không? Hay thậm chí là những thắc mặc trong việc sơn nhà màu sáng hay tối để tiết kiệm điện.
Sau đây là một số hướng dẫn cách sử dụng điện khoa học, vừa thỏa mãn nhu cầu, lại vừa tiết kiệm.
Tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa:
Vào mùa đông nhiều nhà sử dụng điều hòa chiều sưởi nóng, vậy liệu có tốn điện hơn khi sử dụng chiều lạnh hay không?
Theo nguyên lý làm việc của điều hòa chiều nóng và chiều lạnh của điều hòa chỉ là đảo chiều và cách thức hoạt động thôi, điện năng tiêu thụ vẫn như vậy. Các bạn có thể đặt điều hòa ở mức sử dụng hợp lý, từ 22 - 25oC tùy theo nhu cầu nhưng nên sử dụng cho hợp lý, không nên để lạnh quá vào mùa hè hoặc nóng quá vào mùa đông, như vậy sẽ rất tốn điện.
Ngay cả màu sắc gian phòng cũng liên quan đến tiêu thụ điện năng. Màu càng tối càng hấp thụ nhiệt cao, nên phòng nên để màu sáng.
Tiết kiệm điện khi sử bình nóng lạnh:
Ít ai chú ý đến nút điều chỉnh nhiệt độ ở bình nóng lạnh, bạn có thể điều chỉnh nút này để có nước ở độ nóng phù hợp. Mùa đông nhiều gia đình bật bình nóng lạnh suốt cả ngày, vô cùng lãng phí điện.
Để tiết kiệm nhất bạn nên bật bình nóng lạnh trước khi tắm từ 15 - 30 phút, tuy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy theo số người sử dụng sẽ tiết kiệm hơn việc bạn bật bình 24/24 vì khi bật 24/24 sẽ có sự tổn thất nhiệt từ bình ra ngoài không khí trong khi đó thanh đốt vẫn làm việc. Việc này sẽ làm tổn hao điện năng.
Tuy nhiên ngày nay đã có những công nghệ bình mới có chức năng hẹn giờ, do đó với loại bình này, chúng ta không cần phải quan tâm đến việc hẹn giờ 10 hay 30 phút nữa.
Tiết kiệm điện khi sử dụng tivi:
Kích thước tivi cũng liên quan đến tiêu thụ điện năng. Kích thước tivi càng lớn tiêu thụ điện năng càng nhiều.
Nên sử dụng màn hình với kích thước phù hợp, như vậy sẽ tiết kiệm được điện hơn, nên sử dụng ti vi có công nghệ mới như công nghệ LED, sẽ giảm điện năng của bạn từ 40 - 60% so với ti vi sử dụng bình thường.
Khi xem tivi cũng không nên chuyển kênh liên tục, vì như vậy sẽ tốn điện hơn. Ngay cả việc để độ sáng của tivi phù hợp cũng giúp tiết kiệm điện. Độ sáng càng thấp càng tiết kiệm. Việc tiết kiệm không khó, ví như việc tắt tivi khi không sử dụng.
Khi không sử dụng tivi trong một thời gian dài bạn nên rút phích điện, vừa đảm bảo an toàn của tivi trong trường hợp sấm sét, vừa không tổn hao điện năng khi chờ đợi.
Tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh:
Vào mùa đông, nhiều nhà ít để đồ trong tủ lạnh nên thường xuyên ngắt điện. Việc ngắt điện liên tục gây dù có tiết kiệm, nhưng lại rất ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh. Điều quan trọng khi sử dụng tủ lạnh để tiết kiệm, là phải để nhiệt độ ở mức vừa đủ, khoảng 7 - 8 độ C. Hạn chế mở cửa tủ liên tục, và thời gian mở cửa tủ quá lâu.
Một số mẹo tiết kiệm điện khác:
Máy tính: Nếu nhà bạn vẫn sử dụng màn hình CRT, hãy cân nhắc thay bằng màn hình LCD. Màn hình LCD tiêu hao chỉ khoảng 30% năng lượng so với màn hình truyền thống và ít gây nhức mắt khi làm việc lâu. Chỉnh độ sáng màn hình vừa phải, màn hình càng sáng, càng hao điện và không tốt cho mắt.
Đối với máy giặt, máy sấy quần áo và máy rửa chén: Nên để một mẻ đầy, với một mẻ quần áo đầy, máy giặt tiêu hao ít năng lượng hơn so với hai mẻ quần áo lưng lửng.
Bàn là: Không nên dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động có hiệu quả hơn. Sau khi tắt điện, bạn còn có thể là được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt của bàn là giảm chậm.
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Chủ tịch nước: "Chiêng có to, tiếng mới lớn"
Khi lãnh đạo và trí thức cùng nhìn một hướng
"Kiện đường lưỡi bò": Khen Philippines dũng cảm
Các Bộ trưởng hứa gì đầu năm?
Hoa Kỳ và tiền lệ tổng thống 'vịt què'
Cuộc chiến tranh lạnh phiên bản 2 Trung - Nhật bắt đầu
Chính sách đối ngoại Obama 2.0: Giữa 'bơ' và 'súng'
"Dư luận băn khoăn tự phê bình như hòa cả làng"
Nguồn: VTV