Kiện toàn BCĐ Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
22:00 | 15/09/2021
Thúc đẩy hiệu quả năng lượng trong công nghiệp, thương mại và công trình xây dựng
Các nhà sản xuất sản phẩm năng lượng hiệu suất cao, công trình xây dựng và doanh nghiệp công nghiệp ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả sẽ được đánh giá và chứng nhận thông qua hệ thống Giải thưởng của chương trình VNEEP. |
Các Phó Trưởng ban gồm:
1/ Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên (Phó trưởng Ban thường trực).
2/ Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An.
Các Ủy viên gồm:
1/ Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng.
2/ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Thành Thống.
3/ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc.
4/ Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc.
5/ Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn.
6/ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam.
7/ Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng.
8/ Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành.
9/ Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm.
10/ Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng.
11/ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam Nguyễn Đình Hiệp.
12/ Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Võ Quang Lâm.
13/ Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) Phương Hoàng Kim (Thư ký).
Ban Chỉ đạo thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình).
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo gồm: Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định những cơ chế, chính sách và giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong quá trình tổ chức, giám sát, triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình; đề xuất điều chỉnh chính sách và áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm triển khai có hiệu quả Chương trình; chỉ đạo các cơ quan chức năng đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện các đề án, dự án đã được phê duyệt. Ban Chỉ đạo được huy động các chuyên gia trong và ngoài nước trong một thời gian nhất định để nghiên cứu, biên tập các đề án, dự án, dự thảo văn bản pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề thuộc Chương trình. Cụ thể, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai, thực hiện Chương trình; thông qua khung kế hoạch tổng thể 5 năm và hàng năm thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình; thông qua và thực hiện kế hoạch công tác năm của Ban Chỉ đạo và phân công thực hiện nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo để thực hiện Chương trình; thông qua và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; thông qua và ban hành Quy chế xây dựng, tuyển chọn và tổ chức quản lý, thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình sử dụng kinh phí thuộc ngân sách từ Trung ương.
Đồng thời, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019.
Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban thường trực, Phó Trưởng Ban, các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Trưởng Ban Chỉ đạo ký các văn bản chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó Trưởng Ban thường trực, Phó Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo ký các văn bản chỉ đạo sử dụng con dấu của các bộ, ngành, cơ quan mình phụ trách.
Bộ Công Thương là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động thuộc Chương trình./.
PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM