RSS Feed for Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 21/12/2024 20:09
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1

 - Ngày 13/3/2024, tại Khu kinh tế Vân Phong, thôn Ninh Yển, xã Ninh Phước, thị xã Khánh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Công ty TNHH Điện lực Vân Phong đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 - một trong những dự án năng lượng trọng điểm, đóng góp cho nhu cầu điện năng của tỉnh Khánh Hòa cũng như khu vực miền Nam và Nam Trung bộ.
Những hệ lụy đến an ninh cung cấp điện khi chậm ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII Những hệ lụy đến an ninh cung cấp điện khi chậm ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/5/2023 tại Quyết định số 500/QĐ-TTg. Tuy nhiên, cho đến nay (sau 10 tháng), Chính phủ vẫn chưa ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch. Việc chậm trễ này sẽ gây ra những hệ lụy cho an ninh cung cấp điện của nước ta trong thời gian sắp tới. Dưới đây là một số phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1
Lễ khánh thành Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1.

Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 được khởi công năm 2019, với tổng mức đầu tư gần 2,58 tỷ USD, gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.432 MW, công suất tinh 1.320 MW. Nhà máy sử dụng công nghệ lò hơi siêu tới hạn với hàng loạt các thiết bị hiện đại, đảm bảo hiệu suất cao, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt của Việt Nam và quốc tế.

Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 chính thức đi vào vận hành sẽ cung cấp thêm khoảng 8,5 tỷ kWh điện hàng năm lên lưới điện quốc gia, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng điện năng toàn quốc. Nhà máy được kỳ vọng sẽ đảm bảo cung cấp điện năng cho sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ dân sinh cho tỉnh Khánh Hòa, khu vực miền Nam và toàn quốc.

Đây là dự án FDI có vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, được đầu tư bởi tập đoàn Sumitomo Nhật Bản. Công ty TNHH Điện lực Vân Phong (VPCL) là doanh nghiệp được chủ đầu tư thành lập với 100% vốn góp. Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) theo hợp đồng BOT ký bởi Bộ Công Thương (đại diện cho Chính phủ Việt Nam), và sẽ được bàn giao cho Chính phủ sau 25 năm vận hành.

Tổng thầu dự án là liên danh các nhà thầu gồm: IHI Corporation, Toshiba ESSC, CTCI Corporation và Doosan Heavy Industries & Corporation.

Sau hơn 4 năm thi công, toàn bộ nhà máy đã hoàn thành và đi vào vận hành thương mại chính thức từ ngày 24/1/2024 (trước thời hạn cam kết với Chính phủ Việt Nam). Đáng chú ý, VPCL cùng liên danh các nhà thầu đã đạt được thành tựu này sau khi vượt qua hàng loạt khó khăn trong đại dịch Covid-19.

Trong quá trình xây dựng, dự án đã đạt được hơn 27,8 triệu giờ công lao động an toàn. Chủ đầu tư luôn nghiêm túc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế trong công tác thi công. Trách nhiệm xã hội của VPCL cũng được biết đến với nhiều chương trình hỗ trợ sinh kế, an sinh xã hội có ý nghĩa thiết thực.

Trong 4 năm qua, VPCL đã đã đóng góp hơn 16 tỷ đồng cho chương trình an sinh - xã hội, chăm sóc 7.000 lượt người mỗi năm, trong đó có gần 70% trẻ em và người cao tuổi. Ngoài ra, trong giai đoạn xây dựng, dự án đã tạo việc làm cho gần 2.000 lao động của tỉnh Khánh Hòa, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát biểu tại lễ khành thành, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh: Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 đi vào hoạt động sẽ góp phần bảo đảm cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia, cũng như hân hoan chào mừng việc nâng cấp quan hệ hai nước Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (tháng 11/2023).

Thứ trưởng bày tỏ mong muốn với các dự án đầu tư của Tập đoàn Sumitomo tại Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong nước để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, mở rộng chuỗi cung ứng trong nước gắn với chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam được học hỏi, được đào tạo và tham gia vào các khâu quan trọng trong quá trình sản xuất của các dự án.

“Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chúng tôi cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh Khánh Hòa trong việc tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ Tập đoàn triển khai có hiệu quả dự án tại Khu kinh tế Vân Phong nói riêng. Đồng thời tiếp tục triển khai thành công các hoạt động đầu tư, kinh doanh nói chung tại Việt Nam” - bà Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết: Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 là dự án công nghiệp có quy mô lớn nhất tại tỉnh Khánh Hòa (tính đến thời điểm này), là dự án động lực có ý nghĩa quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa nói chung và Khu kinh tế Vân Phong nói riêng. Dự án được hoàn thành xây dựng và đi vào vận hành sẽ có sức lan tỏa, thúc đẩy, thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Vân Phong, phát triển công nghiệp địa phương, tạo sức bật cho nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung bộ, đồng thời tạo ra nhiều việc làm, đóng góp cho ngân sách địa phương với dự kiến khoảng 1.000 tỷ mỗi năm.

“Từ thành quả hôm nay, Khánh Hòa tin tưởng và hy vọng Tập đoàn Sumitomo, các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và triển khai các dự án công nghiệp, hạ tầng, dịch vụ mới tại tỉnh. Tỉnh cam kết sẽ đồng hành, gắn bó và hỗ trợ toàn diện cùng các nhà đầu tư đạt được những mục tiêu chung” - ông Nguyễn Tấn Tuân chia sẻ.

Tổng Giám đốc của Công ty TNHH Điện lực Vân Phong Hirokazu Tsuru khẳng định: Sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền Trung ương và địa phương là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với dự án, đóng góp cho sự hoàn thành công tác xây dựng nhà máy theo đúng tiến độ. Công ty đặc biệt trân trọng và đánh giá cao tất cả các sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam, tỉnh Khánh Hòa trong quá trình phát triển và xây dựng dự án. Đặc biệt phải kể đến sự hỗ trợ và hợp tác đầy tin cậy của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khi hoàn thành đường dây 500 kV Vân Phong - Thuận Nam và Trạm biến áp Vân Phong trong một thời gian ngắn, cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các công ty thuộc EVN trong quá trình xây dựng và thử nghiệm nhà máy.

“Tập thể Công ty TNHH Điện lực Vân Phong tự tin có thể đóng góp cho nền kinh tế và xã hội của Việt Nam thông qua quá trình vận hành ổn định của nhà máy, cũng như tích cực triển khai, tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, an sinh xã hội tại địa phương” - ông Hirokaru Tsuru nói./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động