Hội nghị thượng đỉnh điện gió Việt Nam 2021 - Quan tâm của chủ đầu tư và nhà thầu
14:56 | 10/12/2021
Xu hướng mới trong vận hành và bảo trì năng lượng gió Nếu nói đến năng lượng tái tạo ở thế kỷ 20 là chúng ta chủ yếu nghĩ đến thủy điện, thì năng lượng tái tạo biến đổi (chủ yếu là gió, mặt trời) là những công nghệ hiện đại để sản xuất điện năng trên thế giới trong thế kỷ 21. Năng lượng tái tạo đang trở thành một nguồn quan trọng cho việc tạo ra năng lượng điện trên toàn thế giới, phù hợp với xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, cắt giảm khí CO2. |
Tổng thầu IPC - Kinh nghiệm về đích đúng thời hạn giá FIT điện gió Ngày 30/10/2021, Nhà máy điện gió Phước Hữu Duyên Hải 1, Nhà máy điện gió Chơ Long, Nhà máy điện gió Hòa Đông 2 chính thức được công nhận vận hành thương mại (COD). Đây là những dự án mới nhất, nối dài danh mục dự án thi công của Nhà thầu IPC E&C, tiếp tục khẳng định vị trí nhà thầu hàng đầu trong lĩnh vực EPC các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió. |
Các diễn giả là các chuyên gia đầu ngành trên thế giới và các chuyên gia Việt Nam từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), VISI, VCI, đại diện các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo (Tập đoàn Osted, Sany, Goldwind, PVI, ) và các tổ chức quốc tế đã chia sẻ về các vấn đề phát triển bền vững năng lượng gió và năng lượng sạch của Việt Nam để hướng tới đạt trung hòa carbon - Net zero vào năm 2050.
Hội nghị được tổ chức dưới hình thức “hybrid” (trực tiếp kết hợp trực tuyến), trong đó các khách mời tham gia online trên nền tảng Digital Connect khi không đến dự trực tiếp.
TS. Dư Văn Toán - Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo, trình bày tham luận “Điện gió ngoài khơi: Xu hướng, cơ hội, giải pháp phát triển”. |
Các diễn giả đã ghi lại dấu ấn tại sự kiện qua những chia sẻ cực kỳ hữu ích, thiết thực về vấn đề tiếp cận nguồn tài chính, đảm bảo dòng tiền của dự án. Tại cuộc thảo luận, CEO thuộc các tập đoàn hàng đầu như: Công ty Tài chính Invesify, Công ty Hạ tầng Intesa thuộc Tepco (Singapore), đại diện Power China, Tổng thầu IPC, tư vấn Indochina Energy, ngân hàng HDBANK... đã chia sẻ các góc nhìn khác nhau về các rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo dự án không đội vốn. Các rủi ro được liệt kê như: Hiệu lực chính sách (FIT đã hết hạn), khả năng dự báo trước của chính sách mới, lãi suất ngân hàng, bệnh dịch Covid-19, các rào cản trong giải phóng mặt bằng, vận chuyển thiết bị, vật tư v.v...
Ông Trần Đức Trung - CEO IPC E&C chia sẻ tại sự kiện. |
Là Tổng thầu EPC hàng đầu tại Việt Nam, CEO IPC E&C, ông Trần Đức Trung là một trong số 6 khách mời tham gia buổi thảo luận trực tuyến, khẳng định các nhà đầu tư đều tìm kiếm dự án khả thi và có lợi nhuận để triển khai. Tuy nhiên có 3 vấn đề mà chủ đầu tư sẽ quan tâm để quyết định đầu tư cho dự án, đó là:
Thứ nhất: Vấn đề pháp lý dự án: Có Hợp đồng mua bán điện PPA? Có mặt bằng sạch? Có bảo hiểm rủi ro?
Thứ hai: Các nhà đầu tư và nhà phát triển nước ngoài chưa có kinh nghiệm tại Việt Nam đều hướng tới tìm kiếm quan hệ đối tác đáng tin cậy với các nhà thầu trong nước có kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường năng lượng Việt Nam, môi trường pháp lý, có thể hỗ trợ tối đa trong việc xử lý các mối quan hệ với người dân trong giải phóng mặt bằng; và có quan hệ chính quyền địa phương các cấp để loại bỏ rủi ro cho dự án.
Thứ ba: Nhà đầu tư cần tìm kiếm nhà thầu có năng lực tài chính vững vàng và có cơ chế thanh toán linh hoạt (L/C trả chậm) hoặc bảo đảm tài chính từ công ty mẹ để đảm bảo dòng tiền của dự án không bị gián đoạn.
Dựa trên kinh nghiệm của mình, IPC không những chỉ là Tổng thầu EPC cho các dự án điện gió, mà đối với nhiều dự án, IPC còn có mô hình EPC+F (tổng thầu và thu xếp tài chính) là cơ chế trong đó Nhà thầu EPC sẽ chịu trách nhiệm tài trợ một phần lớn dự án thông qua mối quan hệ với các tổ chức tài chính của mình.
Mô hình này đã được thực hiện để phát triển dự án hiệu quả, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và sẽ hữu ích khi các nhà thầu EPC có khả năng tiếp cận tốt hơn với nguồn tài chính chi phí thấp.
Hội nghị cho thấy tương lai điện gió, nhất là điện gió ngoài khơi của Việt Nam rất rộng mở nhờ tiềm năng kỹ thuật lớn. Việt Nam có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị điện gió, dần thay thế phần thiết bị nhập khẩu. Tuy nhiên cần có những đột phá về chính sách và sự quyết đoán của cả phía chính phủ và các nhà đầu tư, các nhà thầu để khai thác tiềm năng đó./.
PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM