RSS Feed for Giờ Trái đất 2023: Hãy dành một giờ ý nghĩa nhất cho trái đất | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 03:35
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giờ Trái đất 2023: Hãy dành một giờ ý nghĩa nhất cho trái đất

 - Bắt đầu từ năm 2007, Giờ Trái đất được biết đến bởi khoảnh khắc “tắt điện” khi rất nhiều hộ gia đình trên toàn cầu tắt điện nhằm đưa ra thông điệp bảo vệ trái đất và thể hiện sự quan tâm đến những tác động môi trường ảnh hưởng đến trái đất.
Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023: ‘Tiết kiệm điện - thành thói quen’ Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023: ‘Tiết kiệm điện - thành thói quen’

Giờ Trái đất là sự kiện quốc tế diễn ra hàng năm do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) khởi xướng từ năm 2007. Chiến dịch kêu gọi các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong vòng 60 phút (từ 20h30 đến 21h30 (giờ địa phương) ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm).

Sau hơn 15 năm kể từ ngày khởi xướng tại Sydney (Australia) vào năm 2007, đến nay Giờ Trái đất đã được hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia hưởng ứng. Với việc tắt thiết bị điện trong 60 phút, chúng ta có thể biến một Giờ Trái đất thành hàng nghìn, hàng triệu giờ hành động và tạo ra hiệu ứng domino nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ trái đất.

Thông điệp của Giờ Trái đất 2023 là “The Biggest Hour for Earth” với mong muốn dành một giờ có ý nghĩa nhất để góp phần bảo vệ trái đất. Giờ Trái đất trở thành khoảnh khắc đoàn kết quý giá, nhắc nhở thế giới rằng chúng ta đang sống trong một ngôi nhà chung và mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ ngôi nhà ấy.

Giờ Trái đất 2023: Hãy dành một giờ ý nghĩa nhất cho trái đất
Thông điệp Giờ Trái đất 202.

Hoà cùng Tập đoàn Điện lựcViệt Nam và Tổng công ty Phát điện 1, người lao động Công ty cổ phần Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi đang tích cực tham gia hưởng ứng Giờ Trái đất 2023.

Theo đó, thông điệp về Giờ Trái đất đã được chuyển đến người lao động tại các phòng, phân xưởng, qua đó khuyến khích mọi người thay ảnh đại diện trên Facebook, Zalo cá nhân theo mẫu thiết kế của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP3).

Từ 20:30 đến 21:30 ngày 25/3/2023, người lao động Công ty ĐHĐ sẽ tắt đèn và thiết bị điện không cần thiết, dành 60 phút ngắn ngủi của mình vào hành động chung của toàn cầu góp phần bảo vệ trái đất.

Giờ Trái đất 2023: Hãy dành một giờ ý nghĩa nhất cho trái đất
Giờ Trái đất 2023: Hãy dành một giờ ý nghĩa nhất cho trái đất
Công ty ĐHĐ hưởng ứng Giờ Trái đất 2023.

Một số thông tin thêm về Giờ Trái đất:

1/ Giờ Trái đất ra đời khi nào?

Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney (Australia), số người tham gia chỉ có khoảng 2 triệu người. Giờ Trái đất là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF - World Wildlife Fund) kêu gọi các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 20:30 đến 21:30 tối (giờ địa phương) ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm.

2/ Biểu trưng chính thức của Giờ Trái đất là gì?

Logo của chương trình Giờ Trái đất được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ Trái đất được thêm dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.

3/ Mục đích của Giờ Trái đất?

Giờ Trái đất nhằm khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững. Chiến dịch Giờ Trái đất góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu phát thải khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu.

4/ Giờ Trái đất có bắt buộc phải tắt hết các thiết bị điện?

Giờ Trái đất chỉ yêu cầu mọi người tắt đèn không cần thiết trong một giờ, không tắt các đèn có ảnh hưởng đến an toàn công cộng. Giờ Trái đất nhắc nhở người hãy tiết kiệm điện bất cứ lúc nào có thể để bảo vệ trái đất.

5/ Tại sao sự kiện Giờ Trái đất được tổ chức vào cuối tháng 3?

Vì đây là khoảng thời gian của mùa xuân và mùa thu, điểm phân trong bán cầu bắc và phía nam tương ứng, cho phép thời gian mặt trời lặn gần trùng hợp ngẫu nhiên trong cả hai bán cầu, qua đó đảm bảo tác động trực quan nhất cho sự kiện toàn cầu 'tắt đèn'./.

NGUYỄN NGỌC TUẤN


Nguồn tham khảo:

1/ https://tietkiemnangluong.com.vn/

2/ https://www.earthhour.org/

3/ https://vi.wikipedia.org/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động