RSS Feed for Dự thảo phương pháp xây dựng khung giá điện gió, mặt trời (đầu tư mới) ở Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 02/05/2024 23:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dự thảo phương pháp xây dựng khung giá điện gió, mặt trời (đầu tư mới) ở Việt Nam

 - Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Thông tư Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió để lấy ý kiến. (Hiện dự thảo Thông tư đang được đăng công khai trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ và một số trang thông tin điện tử chính thống).
Phương pháp tính toán tác động của giá than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam Phương pháp tính toán tác động của giá than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam

Bài báo dưới đây sẽ cung cấp tới bạn đọc một số thông tin về giá cả nhiên liệu than, khí, LNG cho phát điện (bao gồm giá trong nước, thị trường quốc tế), đồng thời sử dụng phương pháp tính chi phí (giá thành) san bằng suốt đời sống dự án, hay còn gọi là “chi phí quy dẫn” (Levelised Cost of Electricity - LCOE). Từ các kết quả tính toán, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam nêu một số nhận xét, cùng một số giải pháp nhằm ứng phó linh hoạt, hiệu quả cho thị trường năng lượng Việt Nam.

Nhận diện rủi ro tiến độ đầu tư nguồn điện LNG, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII Nhận diện rủi ro tiến độ đầu tư nguồn điện LNG, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII

Theo tính toán về thời gian đầu tư dự án điện khí, điện gió ngoài khơi: Nếu tính từ lúc có Quy hoạch đến khi có thể vận hành, nhanh nhất cũng mất khoảng 8 năm, thậm chí trên 10 năm, trong khi kinh nghiệm phát triển nguồn điện này ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu. Nhưng theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 (chỉ còn 7 năm), công suất của 2 nguồn điện nêu trên phải đạt 28.400 MW... Vậy giải pháp nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu đã đề ra? Tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII, bài học cho Quy hoạch điện VIII Phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII, bài học cho Quy hoạch điện VIII

Kiểm điểm giai đoạn trên 10 năm phát triển nguồn điện ở Việt Nam vừa qua đã cho thấy: Chậm trễ (thậm chí không thể triển khai đầu tư) nhiều nguồn điện truyền thống do bế tắc về vốn đầu tư, nhiên liệu, quy định pháp luật, công tác điều hành, năng lực của một số chủ đầu tư... Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích nguyên nhân cản trở tiến độ phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII và gợi ý một số giải pháp thúc đẩy các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII.

Dự thảo Thông tư quy định về trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành khung giá phát điện hằng năm cho nhà máy điện mặt trời (mặt đất, điện mặt trời nổi), nhà máy điện gió (trong đất liền, trên biển, ngoài khơi).

Đối tượng áp dụng của Thông tư này là EVN và các tổ chức, cá nhân tham gia triển khai đầu tư, xây dựng các nhà máy điện gió, mặt trời, chất thải rắn, sinh khối (trừ các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2022/TT-BCT).

Về nguyên tắc xây dựng giá cho các nhà máy điện gió, mặt trời là dải giá trị từ giá trị tối thiểu (0 đồng/kWh) đến giá trị tối đa được xây dựng và ban hành hàng năm. Giá phát điện của nhà máy điện gió, mặt trời chuẩn được tính bằng giá cố định bình quân + với giá vận hành bảo dưỡng cố định.

Về phương pháp, công thức tính giá dựa trên các thông số liên quan (chi phí đầu tư, vận hành, bảo dưỡng cố định, lãi suất, giao nhận điện...).

Về phương pháp xây dựng khung giá phát điện (tương tự như phương pháp xây dựng khung giá áp dụng cho các dự án chuyển tiếp quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BCT), chỉ khác về lựa chọn thông số đầu vào để tính toán khung giá. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Các thông số công suất lắp đặt, đời sống kinh tế dự án, thời gian trả nợ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/vốn vay, tỷ suất lợi nhuận, hệ số phân bố chuẩn tương ứng với điện năng kỳ vọng đối với điện gió được quy định tương tự như quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BCT.

Thứ hai: Các thông số suất đầu tư, tỷ lệ vốn vay ngoại tệ, tỷ lệ chi phí vận, hành bảo dưỡng (O&M) và thông số tính toán sản lượng điện bình quân nhiều năm nhà máy điện gió, mặt trời chuẩn được lựa chọn trên cơ sở tham khảo số liệu của các tổ chức tư vấn để đảm bảo tính phổ quát, cập nhật được số liệu trên thế giới, thay vì sử dụng số liệu quá khứ của các nhà máy điện.

Thứ ba: Lãi suất vốn vay nội tệ và lãi suất vốn vay ngoại tệ được xác định theo số liệu thống kê của các tổ chức tín dụng.

Còn về trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện: Trước ngày 1 tháng 11 hàng năm, EVN có trách nhiệm tính toán, hoặc có thể thuê tư vấn lựa chọn bộ thông số nhà máy điện gió, mặt trời chuẩn và tính toán giá phát điện của nhà máy điện gió, mặt trời chuẩn theo quy định.

Việc đề xuất lựa chọn các thông số cho nhà máy điện gió, mặt trời chuẩn để tính toán khung giá phát điện và lập hồ sơ tính toán khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời (mặt đất, điện mặt trời nổi) và nhà máy điện gió (trong đất liền, trên biển, ngoài khơi) theo quy định tại Điều 11 Thông tư này trình Bộ Công Thương phê duyệt.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán khung giá phát điện nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều này), Cục Điều tiết Điện lực có trách nhiệm kiểm tra chi tiết nội dung hồ sơ, tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trình duyệt.

Trường hợp cần thiết, Cục Điều tiết Điện lực có văn bản yêu cầu EVN sửa đổi, bổ sung, hoặc giải trình làm rõ các nội dung trong hồ sơ. Nhưng chậm nhất 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoặc giải trình làm rõ các nội dung trong hồ sơ của Cục Điều tiết Điện lực), EVN có trách nhiệm gửi văn bản báo cáo giải trình về nội dung trong hồ sơ theo yêu cầu.

Trường hợp nhận được hồ sơ hợp lệ và báo cáo giải trình làm rõ các nội dung trong hồ sơ của EVN, trong thời hạn 20 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ), Cục Điều tiết Điện lực có trách nhiệm tổ chức thẩm định khung giá phát điện do EVN trình.

Trong trường hợp cần thiết, Cục Điều tiết Điện lực tổ chức lấy ý kiến đối với khung giá phát điện thông qua Hội đồng Tư vấn do Bộ Công Thương quyết định thành lập.

Chậm nhất 15 ngày làm việc (kể từ ngày tổ chức thẩm định khung giá phát điện), Cục Điều tiết Điện lực có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho loại hình nhà máy điện mặt trời (mặt đất, điện mặt trời nổi) và nhà máy điện gió (trong đất liền, trên biển, ngoài khơi) cho năm tiếp theo và công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Điều tiết Điện lực.

Trong trường hợp khung giá phát điện của năm tiếp theo chưa được công bố, cho phép tạm thời áp dụng khung giá phát điện có hiệu lực gần nhất./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động