RSS Feed for Dự án nâng cao năng lực sản xuất than: Sau 10 năm nhìn lại | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 21:21
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dự án nâng cao năng lực sản xuất than: Sau 10 năm nhìn lại

 - Dựa trên những kết quả đạt được của hơn 10 năm thực hiện “Dự án hợp tác đào tạo nâng cao năng lực sản xuất than”, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các đối tác phía Nhật Bản dự định kiến nghị Chính phủ Nhật Bản tiếp tục tài trợ để kéo dài thời gian dự án sang các năm tiếp theo.

Mỏ hầm lò II -TKV đào 5.100m lò trong 6 tháng
Than Thống Nhất: Hiệu quả từ đầu tư công nghệ, kỹ thuật

Tập đoàn TKV thời gian qua đã áp dụng cơ chế khuyến khích chống lò bằng vì neo tại các mỏ, song việc áp dụng trong thực tế còn hạn chế, tỷ lệ mét lò neo trên tổng số mét lò đào hàng năm đạt thấp.

Sau đào tạo, nhiều công nhân đã được bố trí làm việc ở các vị trí quan trọng trong quá trình khai thác của các doanh nghiệp than. Ảnh: Than Mạo Khê

Theo thống kê, giai đoạn từ năm 2013 đến 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, tổng số mét lò neo đạt được là 10.703m/993.716m lò mới, đạt tỷ lệ 1,08%, trong đó, 6 tháng đầu năm 2016 là 2.389m lò neo/119.001m, đạt 2,01%, các đơn vị đạt cao như Mạo Khê đạt 751m, Khe Chàm đạt 551m, Uông Bí 302m…

Năm 2016, TKV dự kiến thực hiện trên 5.000m, bằng 1,95% tổng mét lò đào.

Theo các chuyên gia tại Hội thảo Khoan neo, do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần than Kushiro (Nhật Bản) tổ chức vào trung tuần tháng 7, thì việc nắm vững những kỹ thuật cơ bản trong chống lò bằng vì neo (đặc biệt là neo cáp), đẩy mạnh chỉ đạo, thực hiện, nghiên cứu công nghệ, thiết bị khoan neo và neo cáp, áp dụng hiệu quả vào thực tế sản xuất của từng đơn vị, nâng cao tốc độ đào lò, nâng cao khả năng cơ giới hóa khâu chống lò, giảm mức độ nặng nhọc cho thợ lò, giảm chi phí đào, chống lò, mang lại hiệu quả sản xuất.

Những năm qua, ngành công nghiệp than Việt Nam nói chung và TKV nói riêng đã hợp tác hiệu quả với các tổ chức, doanh nghiệp của Nhật Bản trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đào tạo.

Đặc biệt là “Dự án nâng cao kỹ thuật khai thác và an toàn của các nước sản xuất than” do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) tài trợ thông qua Tổ chức Phát triển Công nghệ và Năng lượng mới (NEDO), Trung tâm Năng lượng than Nhật Bản (JCOAL), Tập đoàn Dầu khí và Kim loại Quốc gia Nhật Bản (JOGMEC), Công ty CP than Kushiro (KCM) hợp tác với TKV thực hiện đã mang lại hiệu quả cao. 

Với mục đích nâng cao năng lực sản xuất than, cũng như tăng sản lượng than xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, ngày 7/5/2001, NEDO và TKV đã ký Hợp đồng chọn cử 60 cán bộ đầu tiên của TKV đi tu nghiệp tại Nhật Bản, về áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong khai thác than hầm lò.

Kể từ đó, hàng năm, NEDO và TKV đều ký kết các bản kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo.

Tại Nhật Bản, TKV mỗi năm đều chọn cử các cán bộ làm việc tại các công ty than hầm lò tham dự các khóa đào tạo tại Nhật Bản.

Tính đến hết năm 2015, đã có 1.569 cán bộ, công nhân của TKV đi tu nghiệp tại Nhật Bản các chuyên đề: Quản lý khai thác và an toàn mỏ; Kỹ thuật cơ giới hóa khai thác; Kỹ thuật tự động hóa và thiết bị; Quản lý thông gió, khí mỏ và an toàn; Nâng cao kỹ thuật cứu hộ mỏ. Thời gian các khóa học kéo dài từ 1 đến 3 tháng theo chuyên đề.

Sau khi tu nghiệp tại Nhật Bản, nhiều cán bộ, công nhân mỏ đã được bố trí làm việc ở các vị trí quan trọng của các doanh nghiệp than.

Các cán bộ quản lý về kỹ thuật, công nghệ, an toàn, chỉ huy sản xuất, trở thành hạt nhân quan trọng truyền đạt những hiểu biết về công nghệ, phong cách quản lý hiện đại và hiệu quả của ngành than Nhật Bản tới những người làm việc cùng công ty chưa có cơ hội học tập tại dự án.

Ngược lại, các chuyên gia của Nhật Bản cũng sang Việt Nam để thực hiện các chương trình đào tạo cho các cán bộ, công nhân của TKV.

Các chuyên đề tập trung đào tạo: Kỹ thuật khai thác, kỹ thuật đào lò đá, kỹ thuật khoan thăm dò, kỹ thuật thông gió, kỹ thuật khoan neo…

Ngoài ra, JOGMEC cũng tổ chức các buổi hội thảo nhằm hiểu kỹ hơn về nhu cầu cũng như những thực trạng, khó khăn trong khai thác tại các mỏ than của Việt Nam. Tính từ năm 2002 đến hết năm 2015, có trên 40.000 lượt cán bộ, công nhân của TKV tham gia các chương trình đào tạo, huấn luyện do chuyên gia Nhật Bản tại Việt Nam thực hiện.

Thời gian tới, TKV tiếp tục phối hợp cùng phía đối tác Nhật Bản thực hiện các kỳ tiếp theo của dự án này. Trong đó, sẽ tập trung vào các nội dung đào tạo kỹ thuật chuyên sâu như: Kỹ sư quản lý, công nghệ đào lò cơ giới, khoan thăm dò mỏ, khảo sát thiết kế mỏ, an toàn mỏ.

KỲ ANH

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động