RSS Feed for Dán nhãn năng lượng của một số quốc gia trong khu vực và bài học kinh nghiệm | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 25/12/2024 15:11
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dán nhãn năng lượng của một số quốc gia trong khu vực và bài học kinh nghiệm

 - Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các nước Brunei, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippine, Thái Lan, Singapore… đã triển khai chương trình dán nhãn từ khá sớm.


Kinh nghiệm triển khai chương trình dán nhãn tại một số quốc gia trên thế giới


 

Nhãn năng lượng các quốc gia châu Á.

Năm 2005, Brunei công bố mục tiêu sử dụng hiệu quả năng lượng tổng thể nhằm giảm cường độ sử dụng năng lượng xuống 25% vào năm 2030. Điều hòa Không khí và đèn điện được triển khai thực hiện dán nhãn năng lượng tại Brunei.

Tại Ấn Độ, Luật bảo toàn năng lượng năm 2001 là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và chương trình dán nhãn. Triển khai tự nguyện từ năm 2006, hiện chương trình Star Labelling của Ấn độ đã được áp dụng bắt buộc cho cả bốn thiết bị, bao gồm tủ lạnh chống đóng tuyết, máy điều hòa không khí trong phòng, máy biến áp và đèn ống huỳnh quang.

Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia công bố chính thức lần đầu Kế hoạch tổng thể về bảo toàn năng lượng năm 1995, cùng với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng Indonesia và chương trình dán nhãn dưới sự quản lý của Cục Năng lượng và Khoáng sản. Indonesia đã áp dụng chương trình dán nhãn cho nhiều loại sản phẩm khác nhau,bắt đầu từ năm 2011 và bổ sung thêm sản phẩm vào các năm tiếp theo. Hiện có bốn nhóm sản phẩm, gồm máy lạnh, đèn chiếu sáng, thiết bị đầu cuối trọn gói và tủ lạnh, theo tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng. 

Tương tự, tại Malaysia đã áp dụng tiêu chuẩn năng lượng bắt buộc cho chấn lưu đèn huỳnh quang, quạt di động và đèn dây tóc, áp dụng tiêu chuẩn tự nguyện cho các loại động cơ điện 3 pha loại nhỏ và vừa. 

Còn tại Philippine, Chương trình Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cũng được phát triển vào đầu những năm 90 và hiện bao gồm tất cả các loại máy điều hòa không khí, tủ lạnh, tủ cấp đông.

Trong khu vực, Thái Lan cũng là quốc gia đi đầu triển khai dán nhãn năng lượng. Sau khi thông qua Quy hoạch Tổng thể Quản lý nhu cầu điện và Luật Tăng cường bảo toàn năng lượng năm 1991 với Quỹ tăng cường bảo toàn năng lượng năm 1992. Hai chương trình này đã thiết lập cơ sở đáng tin cậy để tăng mức sử dụng năng lượng hiệu quả… 

Hiện nay, Thái Lan có hai chương trình dán nhãn: nhãn so sánh do Cơ quan Phát điện Thái Lan điều hành áp dụng cho các chương trình DSM và nhãn sinh thái do Viện Môi trường Thái Lan điều hành. 

Các thiết bị được dán nhãn năng lượng: điều hòa không khí (1995), chấn lưu đèn huỳnh quang (1998), tủ lạnh, tủ cấp đông (2000), nồi cơm điện (2004), đèn compact (2006), quạt (2008), ấm điện (2010), bình đun nước siêu tốc (2011).

Bài học từ những quốc gia triển khai thành công

Có một số khác biệt và tương đồng chính trong khung pháp lý của chương trình dán nhãn năng lượng tại một số quốc gia đã triển khai thành công như Mỹ, Australia, EU và Nhật Bản. Trừ chương trình dán nhãn của Australia được xây dựng từ đề xuất riêng của từng bang, ba chương trình dán nhãn bắt buộc còn lại đều được lập trên cơ sở luật bảo toàn năng lượng quốc gia. 

Chương trình dán nhãn Australia cũng được thiết lập và tập trung hóa với quy định GEMS quốc gia vào năm 2012, nhờ đó tăng cường hỗ trợ về mặt pháp lý. Điều này cho thấy các chương trình dán nhãn năng lượng đã được luật pháp quốc gia bảo hộ nhằm đảm bảo sử dụng năng lượng hiệu quả, hoặc cắt giảm khí nhà kính. 

Tương tự, chương trình dán nhãn năng lượng ENERGY STAR của Mỹ cũng được thiết lập bởi luật chất lượng không khí và luật không khí sạch. Điểm khác biệt trong việc thực thi tại EU là khối cộng đồng chung châu Âu kêu gọi các quốc gia thành viên áp dụng và thực hiện với nhiều cấp độ khác nhau. 

Tại khu vực Châu Á, sáu quốc gia là Pakistan, Bangladesh, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam thực hiện dự án Dự án "Dỡ bỏ rào cản để thực thi có hiệu quả các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng" (BRESL) trong vòng 5 năm 2009 - 2014 với các sản phẩm là điều hòa, tủ lạnh, quạt điện, nồi cơm điện, CFL và mô-tơ điện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF). Có thể nói Dự án này đã đạt được mục đích hài hòa hóa quy trình kiểm tra và tiêu chuẩn dán nhãn tại các nước đang phát triển châu Á./.

PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động