RSS Feed for Công nhận COD các dự án điện gió theo đúng hợp đồng mua bán điện đã ký | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 30/12/2024 21:47
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Công nhận COD các dự án điện gió theo đúng hợp đồng mua bán điện đã ký

 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa có văn bản số 6302/EVN-TTĐ, ngày 14/10/2021 gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) và Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) về việc công nhận Ngày vận hành thương mại (COD) và vận hành các dự án nhà máy điện gió. Trong đó, yêu cầu EVNEPTC thực hiện công nhận COD các dự án nhà máy điện gió theo đúng các điều kiện tại hợp đồng mua bán điện (PPA) đã ký.
Vì sao Việt Nam cần sớm quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi? Vì sao Việt Nam cần sớm quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi?

Phát triển điện gió ngoài khơi đang là một xu thế mới của ngành năng lượng tái tạo trên thế giới, bởi điện gió ngoài khơi không chỉ sản xuất điện năng mà còn góp phần quan trọng chống biến đổi khí hậu do không phát thải khí carbon, cũng như sản xuất pin siêu sạch phục vụ cho nhiều lĩnh vực kinh tế. Để hiện thực hóa tiềm năng lớn của năng lượng này, Việt Nam cần sớm xác định rõ vai trò của nguồn năng lượng này trong quy hoạch cơ sở hạ tầng. Bài viết sau đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích, đánh giá sự cần thiết, vai trò và đề xuất giải pháp để thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi.

Nhà thầu Việt Nam tham gia dự án điện gió ngoài khơi ở eo biển Đài Loan Nhà thầu Việt Nam tham gia dự án điện gió ngoài khơi ở eo biển Đài Loan

Thông tin từ Công ty TNHH 1 TV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C) cho biết: Công ty Hai Long Offshore Wind Power (Đài Loan) vừa ký kết thỏa thuận ưu tiên (Preferred Supplier Agreement - PSA) với liên danh nhà thầu Semco Maritime A/S (Đan Mạch) và PTSC M&C (Việt Nam) để xây dựng 2 trạm biến áp ngoài khơi (Offshore substation) thuộc dự án Điện gió Hai Long 2 và Hai Long 3 tại vùng biển Đài Loan. Đây là được coi là bước đột phá chiến lược của dịch vụ dầu khí Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.


Theo nội dung văn bản này, đối với các dự án chưa có “văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, hoặc Sở Công Thương các tỉnh về kết quả kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng”, EVN ủy quyền Giám đốc EVNEPTC thực hiện đàm phán Hợp đồng sửa đổi bổ sung theo quy định, trong đó bổ sung cam kết của bên bán điện như sau:

Thứ nhất: Bên bán điện cam kết tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình (bao gồm cả việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Trường hợp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý kiến về việc bên bán điện chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình, bên mua điện có quyền từ chối công nhận, hoặc hủy bỏ công nhận COD, ngừng mua điện và yêu cầu bên bán điện hoàn trả toàn bộ tiền điện mà bên mua điện đã thanh toán cho bên bán điện tính từ ngày COD, bao gồm cả tiền lãi (nếu có).

Thứ hai: Bên bán điện cam kết thực hiện theo ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hoàn trả cho bên mua điện toàn bộ tiền điện mà bên mua điện đã thanh toán, tính từ ngày COD, bao gồm cả tiền lãi (nếu có).

Thứ ba: Bên bán điện cam kết tuân thủ, không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nếu xảy ra trường hợp nêu trên.

Còn đối với các hợp đồng sửa đổi bổ sung, chỉ bổ sung cam kết của bên bán điện như đã nêu trên, EVN giao EVNEPTC đàm phán, ký kết và thực hiện.

Với EVNNLDC, EVN yêu cầu đơn vị chỉ đưa dự án nhà máy điện gió vào vận hành sau khi đã được công nhận COD và có “văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, hoặc Sở Công Thương các tỉnh về kết quả kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng”.

Văn bản này thay thế văn bản số 5375/EVN-TTĐ ngày 1/9/2021 của EVN về bổ sung hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại nhà máy điện gió./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động