Công bố Đề án Quy hoạch dự án nhiệt điện Na Dương II
17:14 | 19/06/2016
Khởi công dự án Nhà máy nhiệt điện Na Dương II
Ông Hoàng Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình phát biểu. (Ảnh: Báo Lạng Sơn)
Theo Đồ án, Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II được xây dựng trên diện tích quy hoạch 10,995 ha, thuộc địa bàn thị trấn Na Dương và xã Sàn Viên.
Tổng kinh phí đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II là 4.194 tỷ đồng; Chủ đầu tư là Tổng công ty Điện lực TKV- CTCP; Viện Khoa học công nghệ Mỏ Vinacomin tư vấn và thiết kế, với các phân khu chức năng, phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của khoảng 223 cán bộ, công nhân viên như: Khu nhà máy, nhà quản lý vận hành, tuyến ống cấp nước, tuyến băng tải tro xỉ, công trình phụ trợ thi công; thiết kế đô thị; quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật; các giải pháp tái định cư; đánh giá tác động môi trường chiến lược…
Dự án Nhà máy nhiệt điện Na Dương II được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) khởi công ngày 16/10/2015.
Địa điểm xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện Na Dương II nằm trên khu vực xưởng sàng hiện có của mỏ than Na Dương, thuộc thôn Toòng Giá, xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Na Dương II có tổng công suất 110MW, bao gồm 01 tổ máy. Tổng mức đầu tư trên 4.194 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư 20% vốn chủ sở hữu và 80% vốn vay thương mại.
Dự án NMNĐ Na Dương II thuộc Quy hoạch điện VII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, là dự án quan trọng trong Chiến lược phát triển lĩnh vực điện của ngành Than - Khoáng sản nói riêng và trong Quy hoạch điện quốc gia nói chung. Việc sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn tiên tiến, đưa dự án vào vận hành năm 2018 sẽ tận dụng được nguồn tài nguyên than có chất lượng thấp, hàm lượng lưu huỳnh cao của mỏ than Na Dương để phát điện, góp phần tạo điều kiện cơ bản để ổn định và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn và khu vực trung du miền núi phía bắc.
Bên cạnh đó, việc đầu tư Nhà máy nhiệt điện Na Dương II sẽ giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trong giai đoạn xây dựng và vận hành chưa kể các dịch vụ kèm theo, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương, là một bước đột phá quan trọng trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn tỉnh Lạng Sơn. Nhà máy đi vào vận hành cũng góp phần tăng khoản nộp ngân sách nhà nước hàng năm.
Nhà máy sẽ sử dụng có hiệu quả nguồn nguồn than tại mỏ than Na Dương và là một hộ tiêu thụ than lớn, ổn định trong suốt một giai đoạn kéo dài từ 30 đến 40 năm từ khi tổ máy đi vào vận hành, với mức tiêu thụ hàng năm của nhà máy vào khoảng 500 nghìn tấn/năm. Nhờ đó, dự án sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành than.
NangluongVietnam Online