Các giải pháp tiết kiệm điện trong cơ quan, công sở
15:00 | 27/03/2015
Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các cơ quan, công sở
Tiết kiệm nói chung và tiết kiệm điện nói riêng là vấn đề Quốc sách, phải thực hiện lâu dài trong suốt quá tình tiêu thụ điện, chứ không phải chỉ thực hiện vào lúc thiếu điện. Để cho việc thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan, công sở có hiệu quả lâu dài và ổn định, ta cần tiến hành có bài bản trên 2 giải pháp: giải pháp kỹ thuật và giải pháp hành chính.
Giải pháp kỹ thuật
Ta biết rằng điện sử dụng trong các cơ quan, công sở không phải là điện tiện phí trong sinh hoạt gia đình mà là điện phục vụ cho sự làm việc, công tác của CBCNV trong cơ quan. Vì vậy, giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm điện phải vừa đảm bảo tiết kiệm điện có hiệu quả, lại vừa đảm bảo môi trường làm việc có hiệu quả của CBCNV trong cơ quan, công sở, các bước tiến hành như sau:
Khi tiến hành tiết kiệm điện việc đầu tiên là phải tổ chức kiểm tra nắm tình hình sử dụng điện trong toàn cơ quan hiện nay:
- Tình hình bố trí các trang thiết bị điện: đèn, quạt, vi tính, điều hoà nhiệt độ. .. (hợp lý theo các tiêu chuẩn của đơn vị công tác).
- Tình hình tận dụng ánh sáng tự nhiên và không khí mát tự nhiên.
- Tình hình sử dụng các trang thiết bị điện (đèn, quạt,điều hoà nhiệt độ, máy photocopy, máy in, máy vi tính v.v...) của cán bộ trong cơ quan.
- Tình hình mạng lưới điện trong toàn cơ quan: đoạn dây nào quá tải, đoạn dây nào cũ nát dò điện, các mối nối, tiếp xúc cầu dao, cầu dao xấu phát nóng gây tổn thất điện, để thay, để sửa.
Đánh giá tình hình sử dụng điện qua kiểm tra và đề ra giải pháp kỹ thuật tiết kiệm điện.
- Mở rộng hoặc mở thêm các cửa sổ và lắp kính kể cả trần (nếu có thể) để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
- Thay tất cả các bóng đèn tròn sợi đốt (nếu có) bằng đèn compact hoặc đèn ống huỳnh quang để tiết kiệm điện.
- Thay bóng đèn ống neon thế hệ cũ 40W, 20W bằng bóng đèn ống neon thế hệ mới 36W, 18W và thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm điện (khi thay một chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử của đèn 40W, ta tiết kiệm được mỗi giờ 4Wh và cho lười điện 12,9Wh do không phải chuyên chở điện phản kháng).
- Lắp máng, chảo chụp ở các đèn còn thiếu để tăng độ phản chiếu ánh sáng và điều chỉnh lắp đèn ở độ cao thích hợp để có độ phản chiếu ánh sáng cao. Thực hiện mỗi đèn một công tắc đóng, mở.
- Thực hiện hai chế độ ánh sáng trong phòng: ánh sáng đi lại sinh hoạt và ánh sáng làm việc. Dùng đèn ống neon treo trên tường đủ ánh sáng đi lại cho sinh hoạt và đèn bàn compact cho mỗi bàn làm việc của cán bộ (chỉ bật khi làm việc), bố trí chiếu sáng này sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng.
Ví dụ: Một phòng làm việc 10m2, kê 4 bàn làm việc cho 4 cán bộ vậy phải bố trí bao nhiêu bóng đèn theo tiêu chuẩn?
Áp dụng phương pháp công suất đơn vị Po (W/m2) để tìm số lượng bóng đèn cần trang bị.
Pt=P/S (w/m)
P1: Tổng công suất điện của toàn bộ bóng đèn - Watt.
S: Diện tích của phòng (m2)
Theo bảng tính sẵn trong sổ tay kỹ thuật, Po cho các văn phòng làm việc là Po = 15
Vậy: P : Po . S = 15 X 10 = 150W
- Nếu bố trí theo kiểu một chế độ ánh sáng (vừa sinh hoạt, vừa làm việc) và dùng bóng đèn ống neon 36W thì phải bố trí: (1)
N=Pt/Pd=150/36 = 4,13
~ 4 bóng (4 x 36W = 144W)
- Nếu bố trí theo kiểu hai chế độ ánh sáng thì chỉ dùng: (2)
* Một bóng đèn ống neon 36W cho ánh sáng sinh hoạt = 36W
* 4 bóng đèn bàn compact cho ánh sáng làm việc với mỗi bóng là 15W: (15 x 4 = 60W) = 60W
So việc bố trí (2) với (1), ta tiết kiệm được 96W
144 - 96 = 48W
Ghi chú: tiết kiệm được mỗi giờ là 48Wh là lấy với hệ số đồng thời k của 4 đèn compact bằng 1 (k = 1), thực tế có lúc k < 1.
- ở các phòng có đặt máy điều hoà nhiệt độ cần:
- Củng cố lại độ kín của các cửa sổ
- Lắp bộ tự động đóng lại cho cửa ra vào
- Bố trí lại máy điều hoà nhiệt độ (nếu cần) để lợi dụng tối đa luồng không khí mát bên ngoài.
- Máy điều hoà nhiệt độ chỉ được đặt ở 25 - 27oc ở những phòng có lắp nhiều máy điều hoà nhiệt độ thì bật điện từng máy đặt ở nhiệt độ 25 - 27oc, nếu sau 1/2 tiếng không khí trong phòng đạt được 25 - 27oc thì thôi. Các máy dư thừa được tháo đi.
- Giảm 50% độ sáng của các hành lang, nhà vệ sinh và thay vào đó các đèn compact 9W.
- Mạng lưới điện trong cơ quan.
- Thay các đoạn dây bị quá tải (nếu có) bằng dây có tiết diện lớn hơn.
- Thay các đoạn dây cũ, nát, rò điện bằng dây mới cùng tiết diện.
- Sửa chữa các mối nối, các chỗ tiếp xúc ở cầu dao, cầu trì, phích cắm bị phát nóng quá mức.
- Treo công tơ phụ cho từng phòng, ban trước khi tiến hành các biện pháp tiết kiệm đến để biết được mức tiêu thụ đến của từng phòng ban trước và sau khi tiến hành các biện pháp tiết kiệm điện và sau này để giao chỉ tiêu điện năng tiêu thụ hàng tháng cho từng phòng ban.
Giải pháp hành chính, quản lý
Giải pháp hành chính là xây dựng một nội quy sử dụng điện trong cơ quan, công sở, nhằm buộc CBCNV trong cơ quan phải có ý thức, nhiệm vụ và trách nhiệm tiết kiệm điện, đảm bảo cho việc tiết kiệm điện vào nề nếp, ổn định và lâu dài.
Nội dung của nội quy bao gồm:
Quy định các chế độ và thời gian sử dựng các trang thiệt bị trong cơ quan như:
- Các trang thiết bị điện trong các phòng ban khi không có người làm việc ở trong phòng đều phải cắt hết điện.
- Các đèn bàn trên các bàn làm việc chỉ được bật khi đang làm việc (đọc công văn giấy tờ, đánh máy vi tính ...).
- Đèn hành lang, bảo vệ chỉ được:
* về mùa hè: Bật vào 19h tắt vào 5h sáng
* về mùa đông: bật vào 18h tắt 6 giờ sáng.
- Điều hoà nhiệt độ chỉ được sử dụng vào mùa hè và đặt ở chế độ nhiệt độ 25 - 27oc và phải cắt điện khi không còn người làm việc trong phòng hoặc hết giờ làm việc và giao phòng HLQT quản lý nhiệt độ đặt ( 25 - 27oc) này.
- Máy vi tính chỉ được sử dụng cho công việc cơ quan, xong công việc phải cắt điện, không được dùng việc khác cá nhân (chơi cờ, theo dõi cổ phiếu, chứng khoán vv...).
- Máy photocopy, máy in chỉ được sử dụng cho công việc của cơ quan, không được dùng cho việc riêng cá nhân. Song hết một công việc phải cắt điện, không được để ngâm điện.
- Máy tăng giảm điện áp hạ áp (survolteur ) dùng cho các thiết bị điện có điện áp ổn định như máy tính (nếu có) phải cắt điện ra khỏi mạng điện áp lưới điện đã đủ và ổn định.
- Cấm đun nấu bằng điện trong cơ quan.
- Cấm dùng tủ lạnh trong cơ quan.
- Giao chỉ tiêu định mức điện năng tiêu thụ điện năng hàng tháng. Mùa đông và mùa hè cho từng phòng ban và toàn cơ quan trên cơ sở tiết kiệm 10% so với trước và trên cơ sở đã thực hiện các giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm điện.
- Các trưởng phòng ban có trách nhiệm quản lý chỉ tiêu điện năng tiêu thụ hàng tháng của phòng ban mình theo công tơ phụ điện treo ở phòng ban mình và phải chịu trách nhiệm về chi tiêu này.
- Trưởng phòng (chánh VP) có trách nhiệm quản lý chỉ tiêu định mức điện năng hàng tháng ở công tơ toàn cơ quan và chịu trách nhiệm về chỉ tiêu này.
Chế độ kiểm tra theo dõi
- Phòng Hành chính quản trị có trách nhiệm thường xuyên hàng ngày kiểm tra theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị theo các chế định thời gian quy định trong nội quy của cơ quan và thông báo trên bảng đen của cơ quan:
* Hàng tuần về vi phạm chế độ và thời gian sử dụng các trang thiết bị điện của các phòng ban.
* Hàng tháng về vi phạm chi tiêu định mức điện năng được giao của các phòng ban.
- Bất thường hoặc định kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) tổ chức kiểm tra tập thể (bao gồm phòng HLQT + Công đoàn + Đảng uỷ) toàn cơ quan để đánh giá, uốn nắn, phê bình và tổng kết cho việc thưởng phạt thi đua về tiết kiệm điện. Việc kiểm tra tập thể này phải lập thành văn bản, báo cáo lãnh đạo và thông báo cho toàn cơ quan biết.
Chế độ thưởng phạt và động viên thi đua
- Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trong việc tiết kiệm điện.
- Những sáng kiến về tiết kiệm điện có hiệu quả trong cơ quan, đều phải khen thưởng kịp thời và áp dụng ngay.
- Việc thưởng phạt về tiết kiệm điện phải dựa vào việc chấp hành các chế độ sử dụng, các trang thiết bị điện trong nội quy, quy định và chỉ trên định mức tiêu thụ điện năng được giao.
(Nguồn: hvacr.vn)