RSS Feed for Ba giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2020 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 01:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ba giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2020

 - Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện chiến lược của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nhằm đưa Tập đoàn tăng tốc phát triển trong những năm tiếp theo, Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN Phùng Đình Thực vừa gửi báo cáo Chính phủ và bộ, ngành liên quan về nhiệm vụ các chỉ tiêu chủ yếu trong 5 lĩnh vực chính của Tập đoàn. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những giải pháp cơ bản để thực hiện thành công chiến lược đã được vạch ra.

>> Một số mục tiêu và giải pháp tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
>> Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn dầu, khí
>> PVN kêu gọi đối tác châu Âu đầu tư vào 5 lĩnh vực cốt lõi
>> PVN cơ bản hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2012
>> PVN đã về đích với gần 16 triệu tấn dầu
>> Năm 2012 và công tác chỉ đạo của Chính phủ về ngành Dầu khí Quốc gia

TS. NGUYỄN XUÂN THẮNG (Thành viên HĐTV PVN)

 

Với quan điểm, mục tiêu xây dựng PVN thành Tập đoàn kinh tế năng động, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh bằng cách tối ưu hóa mọi nguồn lực sẵn có, đẩy mạnh hoạt động và tập trung đầu tư vào 5 lĩnh vực chính là Thăm dò - khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ kỹ thuật dầu khí.

Trong đó, lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác là cốt lõi.

Giá trị gia tăng tài nguyên dầu khí trong nước và ở nước ngoài, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn trên cơ sở giữ vững vai trò là đầu tàu phát triển nền kinh tế, là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững và tham gia tích cực vào công tác an sinh xã hội của đất nước.

Phấn đấu xây dựng Tập đoàn trở thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh của Việt Nam và khu vực, là hình mẫu doanh nghiệp Nhà nước tốt nhất, thể hiện là một trong những trụ cột chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước.

Trong các mục tiêu cụ thể của lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thì các chỉ tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí và khai thác dầu khí đóng vai trò quyết định. Trong đó, gia tăng trữ lượng đảm bảo gấp 2 lần khối lượng đã khai thác bình quân. Khai thác dầu khí với chỉ tiêu đến năm 2020 và đến năm 2030 đạt tỷ lệ tăng trưởng gấp khoảng gần 2 lần với khối lượng đang khai thác hiện tại trong nước. Ở ngoài nước, mở rộng đầu tư tại 3 trung tâm là Nga và SNG; Nam Mỹ và Bắc Phi.

PetroVietnam phấn đấu đến năm 2015 đáp ứng khoảng 50% nhu cầu dịch vụ trong nước và từng bước phát triển ra thị trường quốc tế. Đến năm 2020 đạt 70% nhu cầu dịch vụ trong nước, đảm bảo trong giá thành 1 tấn dầu thì lực lượng dịch vụ cung cấp đạt tỷ trọng cao và dần dần cơ bản đáp ứng hầu hết trong giá trị dịch vụ dầu khí. Ảnh: Mạnh Thắng

Tiếp theo là lĩnh vực chế biến và phân phối sản phẩm dầu khí. Trong lĩnh vực này cần đầu tư duy trì công suất lọc dầu và nhiên liệu sinh học để tổng công suất đạt khoảng 80% nhu cầu trong nước. Đạt công suất lọc dầu 16-20 triệu tấn/năm vào năm 2020 và đạt 30-40 triệu tấn năm đến năm 2030; chủ lực là các Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn và Long Sơn. Tập trung xây dựng các tổ hợp hóa dầu kết hợp lọc dầu và nguồn nguyên liệu khí. Nâng tổng công suất sản xuất các loại phân bón chính của Tập đoàn từ khí chiếm 70-75% nhu cầu trong nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

Cần xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm dầu khí, xây dựng các kho chứa tàng trữ dầu thô bảo đảm dự trữ quốc gia và nguồn nguyên liệu vận hành các nhà máy lọc dầu.

Về công nghiệp khí: Hoàn chỉnh hạ tầng công nghiệp khí phía Nam, khu vực miền Bắc và miền Trung. Triển khai từng bước xây dựng hệ thống đường ống với hệ thống mạng liên vùng miền, khu vực, đầu tư và xây dựng nhà máy chế biến, xử lý khí (GPP) để nâng cao hiệu quả sử dụng khí và tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên.

Triển khai công tác đầu tư nhập khẩu LPG, LNG đảm bảo đủ nguồn cung, sản xuất LPG và mở rộng công suất các kho chứa đáp ứng nhu cầu trong nước với quy mô khoảng 2 triệu tấn vào năm 2015 và 3-4 triệu tấn vào năm 2025. Đồng thời đảm bảo cung cấp đủ khí tiêu thụ công nghiệp (cho điện đến 80%), tăng quy mô sản lượng gấp 2 đến 3 lần vào năm 2030.

Về công nghiệp điện: Tổng công suất phấn đấu đến năm 2015 là 4.800MW, đến năm 2020 là 11.000MW và đến năm 2030 là 14.000MW.

Về lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí: Phấn đấu đến năm 2015 đáp ứng khoảng 50% nhu cầu dịch vụ trong nước và từng bước phát triển ra thị trường quốc tế. Đến năm 2020 đạt 70% nhu cầu dịch vụ trong nước, đảm bảo trong giá thành 1 tấn dầu thì lực lượng dịch vụ cung cấp đạt tỷ trọng cao và dần dần cơ bản đáp ứng hầu hết trong giá trị dịch vụ dầu khí.

Để thực hiện mục tiêu và những nhiệm vụ đề ra nêu trên phải hoàn thiện và thực hiện thành công các giải pháp sau đây:

1. Giải pháp về khoa học công nghệ

Lĩnh vực dầu khí là lĩnh vực từ lâu đã phải sử dụng tổng hợp các ngành khoa học khác nhau từ thiên văn, thủy triều, các khoa học về biển, xây lắp các công trình biển như giàn khoan, đường ống, bể chứa, công tác khoan vào lòng đất, công tác địa chất, địa vật lý, tìm kiếm thăm dò trong các địa tầng, địa mảng, các vỉa dầu, công nghệ khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ và phân phối dầu khí, các khoa học về quản lý, quản trị kinh doanh…

Chính vì vậy việc áp dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động dầu khí có thể đảm bảo hiệu quả cao, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hệ số thu hồi dầu khí và tiết kiệm các nguồn lực khác, bảo vệ tốt tài nguyên sinh thái.

Một mặt, việc thực hiện giải pháp này phải thông qua việc hoàn thiện các quy chế, quy trình, tiêu chuẩn về KHCN. Trong đó, bao gồm các vấn đề như đào tạo, sử dụng, ưu đãi đầu tư, kế hoạch và cơ chế đặt hàng cho công tác nghiên cứu khoa học. Xây dựng lộ trình công nghệ (TRMs - technology Road Maps) thích hợp cho ngành Dầu khí.

Lộ trình công nghệ xây dựng phù hợp được coi là nền tảng cho công tác lập kế hoạch, nghiên cứu khoa học công nghệ, chiếm lĩnh từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, triển khai hình thành quỹ Nghiên cứu khoa học tại các đơn vị thành viên, bổ sung quỹ Nghiên cứu khoa học của Tập đoàn từ cam kết tài chính tại các hợp đồng dầu khí. Khuyến khích nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển đầu tư, thử nghiệm chuyển đổi và ứng dụng các công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực để tiến tới làm chủ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn.

Tăng cường hơn nữa năng lực nghiên cứu khoa học, đầu tư mạnh mẽ cho công tác nghiên cứu khoa học cho Học viện Dầu khí, các Trường đại học và Cao đẳng nghề Dầu khí, áp dụng và phối kết hợp giữa lý luận và thực tiễn từng ngành nghề, xây dựng tổ chức, nghiên cứu và phát triển (R&D) từ Tập đoàn đến các đơn vị.

Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dầu khí. Phối hợp với các bộ ngành như Bộ Khoa học Công nghệ, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải… từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghệ cơ khí trọng điểm (gồm các thiết kế, sản xuất và lắp đặt…). Triển khai mạnh mẽ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí tại các vùng nước sâu, xa bờ tại vùng biển và thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của đất nước. Hàng năm tổng kết và đánh giá việc triển khai thực hiện.

 

2. Giải pháp phát triển nguồn lực

Đây cũng là một trong những giải pháp trọng yếu gồm nguồn nhân lực và nguồn lực khác.

Về nguồn nhân lực thì ta xác định con người vừa là nguồn lực quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh vừa là động lực phát triển của bất kỳ xã hội nào, đặc biệt trong ngành Dầu khí còn thể hiện trong môi trường làm việc, trong điều kiện tổng hợp các khoa học, công nghệ, môi trường quốc tế và các nền văn hóa khác nhau.

Vì vậy phải xây dựng hệ thống quản trị nhân sự chuẩn mực quốc tế, trong đó gồm ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng bản đồ năng lực, tiêu chuẩn chức danh, hệ thống đánh giá, quy chế trả lương, thưởng, quy chế và tiêu chí tuyển dụng bổ nhiệm người đứng đầu, xây dựng quy hoạch đúng đắn và phù hợp, xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí người đại diện và đại diện phần vốn của Petrovietnam trong các hoạt động dầu khí trong nước và ngoài nước, thí điểm thực hiện người điều hành phù hợp Luật Doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực theo ngành nghề.

Cân đối và xây dựng, đào tạo chuyên gia thuộc các lĩnh vực hoạt động chính và đặc biệt coi trọng đội ngũ chuyên gia lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Kết hợp các Viện và Trường trong và ngoài nước để đào tạo nguồn lực này.

Nguồn lực trong giải pháp này còn thể hiện trong việc thu hút nguồn vốn tài chính trong và ngoài nước, từ các nhà đầu tư dầu khí mạnh tại các nước trong khu vực và các nước có nền kinh tế phát triển.

Ưu tiên thu xếp nguồn lực, đặc biệt vốn đầu tư cho các công trình/dự án trọng điểm mang tính dẫn dắt và hạt nhân cho các hoạt động trong chuỗi hoạt động dầu khí. Chủ động thu xếp vốn, có tranh thủ vốn vay, có bảo lãnh của Chính phủ, các hình thức phù hợp như vay tín dụng thông thường, ECA, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế.

Làm tốt công tác thị trường, công tác thông tin và dự báo, lập các Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại nước ngoài, quảng báo thương hiệu của Petrovietnam.

3. Giải pháp về quản lý

Các giải pháp về quản lý gồm các yếu tố ảnh hưởng khách quan và chủ quan.

a. Yếu tố khách quan đối với Tập đoàn liên quan đến cơ chế, chính sách của Nhà nước, sự điều hành của các bộ, ban, ngành và Chính phủ cũng như tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới.

Trong các vấn đề liên quan đến Nhà nước, Tập đoàn cần đề xuất với Chính phủ (Quốc hội) cho phép Tập đoàn được sử dụng nguồn trữ lượng dầu khí, tài sản trong khai thác dầu khí làm tài sản thế chấp. Được sử dụng tiền lãi dầu để đầu tư phát triển ngành và đặc biệt cho công tác mở rộng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. Bộ Tài chính cần thống nhất việc đương nhiên lãi dầu từ hoạt động của Vietsopetro sau khi đã nộp đầy đủ nghĩa vụ thuế và các khoản phí dầu khí cho ngân sách thì phải được hạch toán như khoản thu nhập của Tập đoàn vì vốn góp vào Vietsopetro đã được tính vào vốn điều lệ của Tập đoàn phù hợp với yêu cầu của Luật Doanh nghiệp cũng như Luật Dầu khí đã quy định.

Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính và các nhiệm vụ chính trị đối với Tập đoàn như Kết luận 41-KL/TW của Bộ Chính trị. Sửa đổi Nghị định số 48/2000/NĐ-CP theo hướng Tập đoàn tự tiến hành hoạt động dầu khí không cần phải ký kết các hợp đồng dầu khí.

Đối với chính sách thuế cần quy định bình đẳng giữa dịch vụ trong nước với dịch vụ do công ty nước ngoài thực hiện như VAT, thuế nhập khẩu…

Cần có chính sách rõ ràng và khuyến khích các hoạt động dầu khí tại các lô nước sâu, xa bờ, thăm dò khai thác khí thiên nhiên… chính sách thuế cần được điều chỉnh cho các nhà máy lọc dầu và nằm trong quy hoạch để có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu, chính sách đối với giá khí và điện cần tiếp cận theo cơ chế thị trường.

Có chính sách phù hợp liên quan đến thu xếp vốn các dự án trọng điểm thông qua: Cấp, bảo lãnh vay vốn và đảm bảo chuyển đổi ngoại tệ để thuận lợi trong thu xếp vốn vay cho các dự án trọng điểm cấp nhà nước, hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển tối thiểu từ 20% đến 30% tổng vốn đầu tư các dự án trọng điểm về dầu khí.

Giao Petrovietnam chủ trì để thẩm định báo cáo trữ lượng, kế hoạch phát triển mỏ (FDP) với sự tham gia của các bộ, ban, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

Thẩm định các báo cáo kế hoạch khai thác sớm (EDP) với sự tham gia của các bộ, ngành để báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt.

Thẩm định kế hoạch thu dọn mỏ với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan và báo cáo Bộ Công Thương duyệt.

Được phê duyệt dự toán khi thay đổi đến 20% so với tổng mức đầu tư đã duyệt trong FDP/EDP.

b. Yếu tố chủ quan đối với Tập đoàn là hoàn thiện mô hình Tập đoàn để tăng cường quản lý, cũng như chặt chẽ trong giám sát, kiểm tra.

Việc hoàn chỉnh mô hình Tập đoàn thông qua hình thành các Tổng công ty chuyên ngành (Công ty con) tập trung vào lĩnh vực chính, đủ mạnh và xóa bỏ cạnh tranh nội bộ. Thường xuyên rà soát và đổi mới cho phù hợp đối với công tác quản lý, điều hành tại Công ty mẹ Tập đoàn và tại các đơn vị thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý.

Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát của Công ty mẹ đối với các Công ty con (Công ty thành viên) và công ty liên kết theo đặc thù trong từng lĩnh vực hoạt động. Với cơ cấu Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc và Ban Kiểm soát, hình thành Ủy ban Kiểm toán và Quản trị rủi ro thuộc Hội đồng Thành viên của Tập đoàn để tham mưu, tư vấn trong các hoạt động dầu khí. Duy trì sự kiểm soát nội bộ, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đặc biệt tại các JOC, PSC và tại các công ty ở nước ngoài.

Đầu tư và phát triển, quản trị doanh nghiệp dịch vụ dầu khí, thông qua chi phối bằng vốn và người đại diện.

Tham gia và chuyển đổi phù hợp đối với các hoạt động thực tế đang hoạt động như tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ không cần chi phối, liên doanh liên kết trong phạm vi, quy định của Nhà nước.

Tăng cường giám sát thông qua người đại diện.

Cải tổ và sắp xếp lại bộ máy, đặc biệt tại cơ quan điều hành của Tập đoàn để đủ sức lực và kinh nghiệm thực hiện vai trò hỗ trợ, quản lý và tham mưu cho lãnh đạo Tập đoàn.

Với các giải pháp nêu trên, PVN đang triển khai và thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành và thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Việt - Trung: "Những điều không thể không nói ra"
Thông điệp đầu năm mới của Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung
Những bê bối chấn động thế giới năm 2012
Sáu nữ nguyên thủ quốc gia quyền lực nhất hiện nay
Châu Á 2013: Thế 'tứ trụ' đang lung lay
"Tình hình xấu hơn có khi là cơ may cho đất nước"
Năm 2012: Những đợt sóng dồn từ Biển Đông

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động