RSS Feed for Năm 2012 và công tác chỉ đạo của Chính phủ về ngành Dầu khí Quốc gia | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 01:37
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năm 2012 và công tác chỉ đạo của Chính phủ về ngành Dầu khí Quốc gia

 - Trong năm 2012, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ chỉ đạo ngành dầu khí các nội dung như sau: Thường xuyên giám sát tiến độ các dự án dầu khí trọng điểm; Xây dựng Đề án khai thác khí sét tại Việt Nam; PVN sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; PVN sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; Biểu dương Petrovietnam về 'thành tích quốc phòng an ninh biển đảo'....

>> 10 sự kiện nổi bật của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam năm 2012
>> PVN cơ bản hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2012
>> Một số mục tiêu và giải pháp tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Thường xuyên giám sát tiến độ các dự án dầu khí trọng điểm

Chiều 5/11, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí đã họp kiểm điểm tiến độ, đánh giá những vấn đề tồn tại trong quá trình triển khai các dự án trong năm 2012.

Sau khi nghe các thành viên Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo, đánh giá về vấn đề nghiệm thu, quyết toán Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy.

Bên cạnh đó, các công việc liên quan đến Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn; Tổ hợp hoá dầu miền Nam; Nhà máy lọc dầu số 3 Long Sơn; Dự án Nhà máy đạm Cà Mau; Đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn, Nam Côn Sơn 2 và việc phát triển khai thác mỏ trong và ngoài nước.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận những kết quả tích cực trong việc chỉ đạo, điều hành, quản lý đầu tư các dự án trọng điểm dầu khí. Đồng thời, chỉ rõ những vấn đề còn vướng mắc, trở ngại khiến các dự án còn chậm trễ, chưa đạt tiến độ mong muốn, đặc biệt là những vấn đề trong thủ tục, đàm phán, sự phối hợp của các cơ quan hữu trách, các địa phương nơi dự án triển khai.

Để đảm bảo mục tiêu đề ra, Phó Thủ tướng chỉ đạo các thành viên bám sát các nội dung đầu việc cụ thể để thường xuyên giao ban, giám sát và áp dụng các biện pháp xử lý thúc đẩy tiến độ các dự án.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đôn đốc các chủ đầu tư trong việc triển khai công tác đàm phán, thủ tục đấu thầu, tạo mặt bằng, triển khai các hạng mục xây dựng theo kế hoạch đã đề ra.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến xử lý đối với những vấn đề cụ thể của các dự án như: thủ tục, giá đất, vấn đề bảo lãnh, lựa chọn nhà thầu, tiến độ các hạng mục hạ tầng cơ sở, công tác giải phóng mặt bằng… ở các dự án.

Xây dựng Đề án khai thác khí sét tại Việt Nam

Xét đề nghị của Bộ Công Thương, về việc triển khai khí sét tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương xây dựng và thực hiện Đề án đánh giá tiềm năng và khai thác khí sét tại Việt Nam; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện (Văn bản số: 8018/VPCP-KTN, ngày 9/10/2012).

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng đồng ý bổ sung Nhà máy điện phân chì, kẽm công suất 30.000 tấn/năm tại tỉnh Bắc Kạn vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2006 - 2015, có xét đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 176/2006/QĐ-TTg, ngày 1 tháng 8 năm 2006 (Văn bản số: 8222/VPCP-KTN, ngày 16/10/2012).

PVN sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính

Sau cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, theo đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tái cơ cấu PVN tập trung vào 5 lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính…

Chính phủ đánh giá, trong những năm qua, PVN luôn giữ được vai trò là một tập đoàn kinh tế mạnh, cùng với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước khác là công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước.

PVN đã xây dựng và phát triển ngành dầu khí khá nhanh và đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí đến chế biến dầu khí, sản xuất phân bón, điện, dịch vụ dầu khí chất lượng cao; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hoạt động ra nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, trong thời gian qua, PVN cũng còn một số những hạn chế, yếu kém…

Vì vậy, để hoàn chỉnh Đề án tái cơ cấu Tập đoàn, Thủ tướng Chính phủ đề nghị PVN chú ý một số vấn đề:

Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của PVN bao gồm 5 lĩnh vực: tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; lọc-hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện; dịch vụ dầu khí chất lượng cao.

PVN báo cáo rõ tình hình sản xuất, kinh doanh và tài chính của Tập đoàn và các đơn vị thành viên; nhất là những khó khăn, tồn tại và đưa ra giải pháp giải quyết đối với những đơn vị khó khăn, yếu kém.

Công ty mẹ được trực tiếp thực hiện một số dự án trọng yếu về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Tách bạch hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa các công trình dầu khí trên bờ và trên biển để có điều kiện chuyên môn hóa sâu.

Đồng thời, duy trì Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân bón Dầu khí Cà Mau; thực hiện cổ phần hóa Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân bón Dầu khí Cà Mau khi có đủ điều kiện. Ngoài ra, không duy trì Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam.

Tách bạch hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa các công trình dầu khí trên bờ và trên biển để có điều kiện chuyên môn hoá sâu. Trước mắt, việc bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện do Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đảm nhiệm; về lâu dài, nghiên cứu tập chung vào một đầu mối, việc bảo dưỡng, sửa chữa công trình dầu khí trên bờ và trung tu, đại tu các nhà máy điện để hợp lý nguồn nhân lực, kỹ thuật, tránh trùng lặp đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và giảm chi phí vận hành.

Không duy trì Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam. Đồng thời, cần có phương án sắp xếp lại các doanh nghiệp cấp II, III và IV, thu gọn đầu mối để tổ chức hoạt động.

Xây dựng lộ trình thoái vốn đã đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn, đặc biệt là lĩnh vực chứng khoán, xây dựng dân dụng, bất động sản, khách sạn.

Các tổng công ty, công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ không tổ chức Hội đồng thành viên. Tập đoàn sắp xếp cơ cấu quản lý, áp dụng mô hình Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty.

Chính phủ đồng ý với đề nghị của PVN về phương án sắp xếp đối với 3 nhà máy nhiên liệu sinh học, các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo và tỷ lệ góp vốn của Tập đoàn tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, tối đa không quá 35 %.

Đề án tái cơ cấu sau khi được hoàn chỉnh với một số vấn đề lưu ý như trên sẽ được báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 9/2012.

Biểu dương Petrovietnam về 'thành tích quốc phòng an ninh biển đảo'

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1055/QĐ-TTg về việc tặng thưởng Bằng khen cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vì đã có nhiều thành tích trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh về biển, đảo, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nâng công suất Nhà máy chế biến condensate của PV Oil lên gấp đôi

Xét đề nghị của Bộ Công Thương tại công văn số 4841/BCT-TCNL, ngày 7 tháng 6 năm 2012 về điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, dự án mở rộng nâng cấp chế biến condensate của Tổng công ty Dầu Việt Nam, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đồng ý điều chỉnh quy mô công suất Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp Nhà máy chế biến condensate tại Khu công nghiệp Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ công suất 250.000 tấn/năm lên 500.000 tấn/năm.

Thay đổi vị trí bãi thải xỉ của Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, góp ý của Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về việc thay đổi vị trí bãi thải xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đồng ý cho UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với PVN nghiên cứu vị trí bãi xỉ mới của dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1.

UBND tỉnh Hà Tĩnh có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ PVN trong quá trình chuẩn bị đầu tư và đầu tư bãi xỉ mới theo đúng các quy định hiện hành, đáp ứng tiến độ đưa vào vận hành Nhà máy.

Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và các bộ, ngành liên quan xem xét phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch địa điểm Trung tâm Điện lực Vũng Áng.

Bộ Công Thương chỉ đạo các chủ đầu tư các dự án nhiệt điện đốt than khẩn chương làm việc với nhà máy xi măng, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng về phương án sử dụng tro xỉ.

Ban hành chính sách ưu đãi tài chính cho Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số cơ chế ưu đãi tài chính cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), bao gồm: thu điều tiết đối với sản phẩm lọc dầu và hoá dầu tiêu thụ trong nước, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, trích khấu hao tài sản cố định và vốn điều lệ…

Theo đó, BSR được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời gian 30 năm; được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong thời gian 9 năm tiếp theo, kể từ năm đầu tiên BSR có thu nhập chịu thuế từ Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Thời gian áp dụng thu điều tiết đối với sản phẩm lọc dầu và sản phẩm hóa dầu của BSR thực hiện từ năm tài chính 2012 đến hết năm 2018.

Số thu điều tiết đối với sản phẩm lọc dầu và hóa dầu tiêu thụ trong nước của BSR được xác định bằng sản lượng các sản phẩm lọc dầu và sản phẩm hóa dầu tiêu thụ thực tế hàng quý, nhân với giá tính thu điều tiết và nhân với tỷ lệ thu điều tiết.

Trong đó, giá tính thu điều tiết là giá bán thực tế các sản phẩm lọc dầu và sản phẩm hóa dầu, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phí phải nộp ngân sách nhà nước (nếu có) tính vào giá bán sản phẩm.

Tỷ lệ thu điều tiết là chênh lệch giữa mức thuế suất thuế nhập khẩu của các sản phẩm lọc dầu và sản phẩm hóa dầu tại thời điểm tiêu thụ trừ mức giá trị ưu đãi tính trong giá bán đối với xăng, dầu là 7%, LPG là 5% và sản phẩm hóa dầu là 3%.

Trường hợp thuế nhập khẩu sản phẩm lọc hóa dầu do Nhà nước quy định thấp hơn mức giá trị ưu đãi tính trong giá bán (3% đối với sản phẩm hóa dầu, 5% đối với LPG và 7% đối với xăng dầu), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện việc bao tiêu sản phẩm cho BSR và đưa mức giá trị ưu đãi vào giá bao tiêu sản phẩm.

Theo đó, PVN có trách nhiệm xác định, phê duyệt và cấp bổ sung vốn điều lệ cho Công ty Bình Sơn theo quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hoạt động ổn định, có tính đến việc mở rộng, nâng công suất thiết kế Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lên 10 triệu tấn/năm và tạo điều kiện để BSR thực hiện cổ phần hóa.

PVN sử dụng nguồn lãi dầu, khí chia cho nước chủ nhà được để lại hàng năm để cấp bổ sung vốn điều lệ cho BSR.

Ngoài ra, BSR được trích khấu hao tài sản cố định đối với thiết bị chính của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong thời gian tối đa 20 năm.

Phê duyệt tổng thầu EPC Nhiệt điện Quảng Trạch 1

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Liên danh Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) làm tổng thầu thực hiện gói thầu EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1, trong đó PVX được giao làm nhà thầu đứng đầu liên doanh.

Chính phủ giao Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) quyết định việc phân chia công việc cho các bên tham gia liên danh trên cơ sở năng lực, kinh nghiệm của các đơn vị nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả của dự án.

Hiện nay, Trung tâm điện lực Quảng Trạch đang được triển khai các hạng mục, san lấp mặt bằng dự án đạt 70% khối lượng, thi công kênh dẫn nước hoàn trả với chiều dài 1.392m, triển khai khảo sát địa chất hạng mục cảng nhập than…

Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 là một trong ba dự án nhiệt điện (gồm Sông Hậu 1, Quỳnh Lập 1 và Quảng Trạch 1) sẽ áp dụng cơ chế thí điểm thực hiện việc thiết kế, chế tạo trong nước cho các dự án nhà máy nhiệt điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Dự kiến, một số hạng mục của Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 được chủ đầu tư đề xuất giao cho các nhà thầu phụ trong nước tham gia thực hiện công tác thiết kế, chế tạo các thiết bị phụ trợ nhà máy bao gồm: nhà máy xử lý nước và hệ thống xử lý nước thải, hệ thống nước làm mát tuần hoàn, Hệ thống cung cấp than, hệ thống thải tro xỉ, hệ thống ống khói, lọc bụi tĩnh điện...

Dự án nhiệt điện Quảng Trạch 1 có công suất 1.200 MW (gồm 2 tổ máy) đặt tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Dự kiến khi hoàn thành và đưa vào vận hành vào năm 2015, nhà máy sẽ cung cấp điện năng 8,43 tỷ kWh/năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng và phát triển kinh tế xã hội cả nước nói chung.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Thông điệp đầu năm mới của Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung
Những bê bối chấn động thế giới năm 2012
Sáu nữ nguyên thủ quốc gia quyền lực nhất hiện nay
Châu Á 2013: Thế 'tứ trụ' đang lung lay
"Tình hình xấu hơn có khi là cơ may cho đất nước"
Năm 2012: Những đợt sóng dồn từ Biển Đông

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động