RSS Feed for Cơ giới hoá hầm lò góp phần phát triển bền vững ngành Than | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 24/04/2024 21:49
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cơ giới hoá hầm lò góp phần phát triển bền vững ngành Than

 - Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Mỏ - Vinacomin, cơ giới hóa khai thác hầm lò là chương trình quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành Than. Để phát triển được chương trình đòi hỏi có sự chỉ đạo quyết liệt của Tập đoàn, sự phối hợp chặt chẽ của các công ty khai thác hầm lò và các cơ quan tư vấn.

>> Vinacomin xem xét phương án khai thác than tại 3 mỏ lộ thiên
>> Khoa học công nghệ góp phần bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ

TS. Nguyễn Anh Tuấn cho biết, năm 2010 Viện Khoa học công nghệ Mỏ đã triển khai áp dụng cơ giới hóa tại mỏ Vàng Danh và Công ty than Nam Mẫu. Mục đích của việc đầu tư áp dụng cơ giới hóa đồng bộ tại hai đơn vị này nhằm thử nghiệm công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong điều kiện vỉa dày, độ dốc đến 35 độ. Đồng thời cũng là cơ sở để nghiên cứu, thiết kế chế tạo tại Việt Nam giàn chống cơ giới hóa phù hợp với điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng, năng suất lao động và nâng cao mức độ an toàn trong khai thác hầm lò.

Kết quả cho thấy, đã khai thác được trên 470.000 tấn và sản lượng khai thác tăng 1,5 - 1,8 lần so với lò chợ chống giá khung thủy lực di động. Có tháng đạt tới 36.000 tấn, số công nhân giảm từ 1,5 - 2 lần so với lò chợ thủ công, năng suất lao động lò chợ cơ giới hóa tăng 1,5 - 2,5 lần so với lò chợ thủ công. Năng suất lao động lò chợ cơ giới hóa đạt từ 9 - 14 tấn/công-ca trong khi năng suất lao động tại lò chợ chống cột thủy lực đơn hoặc giá thủy lực di động chỉ 2,5 - 5,0 tấn/công-ca.

Hiện nay, công nghệ cơ giới hóa khai thác trong điều kiện vỉa dày, dốc thoải đến nghiêng đang được tiếp tục hoàn thiện để phát huy tối đa khả năng làm việc của thiết bị và công nghệ để nhân rộng với các điều kiện tương tự ở các mỏ. Ngoài ra, Viện cùng với các đơn vị đang xây dựng các giải pháp phụ trợ khác để phục vụ phát triển cơ giới hóa hầm lò như: phát triển ngành cơ khí, huy động vốn đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách hay đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển cơ giới hóa...

Theo đó, cơ giới hóa khai thác hầm lò là chương trình quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành Than. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện có của Viện còn gặp một số khó khăn như: thiếu trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu như thiếu phòng thí nghiệm, độ tin cậy của tài liệu chưa cao, chế tạo cơ khí trong nước chưa phát triển nên khó khăn khi lựa chọn đồng bộ thiết bị...

 

Do đó rất cần sự chỉ đạo quyết liệt của Tập đoàn, sự phối hợp chặt chẽ của các công ty khai thác hầm lò và các cơ quan tư vấn.  Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nguồn lực cho việc nghiên cứu, triển khai áp dụng các công nghệ mới. Cũng như sự tác động sâu hơn nữa của các thành phần kinh tế trong và ngoài Tập đoàn để huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho các dự án cơ giới hóa khai thác và đào lò trong thời gian tới.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Ông Vũ Đức Đam và đường đến "Sao Mai chính trường"
Quốc tế bình luận về chuyến thăm Việt Nam của ông Putin
Trật tự quân sự châu Á-TBD và chính sách thực dụng của Mỹ
Những tướng bại trận dưới tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Sự khác biệt giữa Cam Ranh và Subic tạo vị thế Việt Nam

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động