RSS Feed for Giải pháp nào để PVN giải quyết thách thức nguồn than cho điện? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 09:42
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giải pháp nào để PVN giải quyết thách thức nguồn than cho điện?

 - Trong số 5 nhà máy nhiệt điện than do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, có 2 nhà máy sử dụng nguồn than trong nước (Vũng Áng 1, Thái Bình 2) sử dụng khoảng 7 triệu tấn than/năm; 3 nhà máy (Long Phú 1, Sông Hậu 1 và Long Phú 3) sử dụng nguồn than nhập khẩu khoảng 10,5 triệu tấn than/năm. Trong 5 nhà máy nhiệt điện này, hiện mới chỉ có Vũng Áng 1 đã vận hành từ 2015, còn 3 nhà máy đang trong quá trình xây dựng là Thái Bình 2, Long Phú 1 và Sông Hậu 1 dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2017-2019. Do đó, để đảm bảo nguồn cung cấp than ổn định, tổ chức vận chuyển và đặc biệt là trung chuyển các nguồn than từ nước ngoài về Việt Nam là hết sức khó khăn. Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu bài viết dưới đây của nhóm tác giả Viện Dầu khí Việt Nam và PV Power Coal phân tích, đánh giá nhu cầu, cũng như các thách thức trong việc cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện của PVN, từ đó đưa ra một số nhận định và khuyến nghị.

Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Tạm kết)
Nhu cầu than cho sản xuất điện và giải pháp thực hiện (Tạm kết)
Một số vấn đề về cung cầu than cho nền kinh tế Việt Nam
Than Indonesia trong cân bằng năng lượng Việt Nam

NHÓM TÁC GIẢ: THS. VÕ HỒNG THÁI, THS. LÊ ĐĂNG CHẤN - TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ DẦU KHÍ - VPI 

Đặc điểm và nhu cầu than của các nhà máy nhiệt điện của PVN

Chất lượng than cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1:

TT

Tên thành phần

Ký hiệu

Đơn vị

Khoảng dao động

Giá trị
đảm bảo

1

Độ tro làm việc thấp

Alv

%

25,60 - 30,2

27,37

2

Độ ẩm toàn phần

Wtp

%

6,0 – 12,5

8,63

3

Chất bốc làm việc

Vlv

%

4,20 - 6,20

5,17

4

Lưu huỳnh làm việc

Slv

%

0,30 - 0,70

0,43

5

Nhiệt trị làm việc thấp

Qtlv

Kcal/kg

4720 - 5287

5200

6

Các nguyên tố của than

 

 

 

 

 

 

Nlv

%

0,74 - 1,07

0,84

 

 

Hlv

%

2,13 - 2,88

2,40

 

 

Olv

%

1,63 - 2,72

2,29

 

 

Clv

%

50,55 - 64,52

58,06

7

Hệ số nghiền HGI

 

 

43 - 70

48

 

Nhu cầu than trong nước của các nhà máy nhiệt điện PVN:

TT

NMNĐ

Công suất (MW)

Năm vận hành

Nhu cầu than (triệu tấn/năm)

Tổ máy 1

Tổ máy 2

1

Vũng Áng 1

2 x 600

2014

2015

3 - 3,5

2

Thái Bình 2

2 x 600

2017

2018

3 - 3,5

 

Nhu cầu than nhập khẩu của các nhà máy nhiệt điện PVN:

TT

NMNĐ

Công suất (MW)

Năm vận hành

Nhu cầu than (triệu tấn/năm)

Tổ máy 1

Tổ máy 2&3

1

Long Phú 1

2 x 600

2018

2019

3 - 3,5

2

Sông Hậu 1

2 x 600

2019

2019

3 - 3,5

3

Long Phú 3

3 x 600

2021

2022

4,5 - 5

 

 

Thực trạng và thách thức sử dụng than trong nước

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 có công suất thiết kế 1.200MW (2x600MW) là nhà máy nhiệt điện than quy mô công suất lớn tại Việt Nam đã đi vào vận hành. Sản lượng điện theo thiết kế 7,2 tỷ kWh/năm sẽ tiêu thụ trên 3 triệu tấn/năm, tương đương trên 10.000tấn/ngày.

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 có cảng than chuyên dụng, cho phép tàu 5.000÷30.000 tấn cập cảng. Cảng có 2 trục vít với công suất mỗi máy 1.200 tấn/giờ hút than từ trên tàu và qua hệ thống băng tải cấp vào 2 kho kín có sức chứa trên 300.000 tấn.

Than sử dụng cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 là loại than cám 5a được nhận từ các nguồn cung cấp, cụ thể:

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) - là đơn vị cung cấp chính cho nhà máy: than được tuyển từ các mỏ thuộc khu vực Quảng Ninh và được tập kết tại Công ty Kho vận Cẩm Phả và xuất cho Nhà máy qua Cảng Cửa Ông bằng phương tiện tàu biển có tải trọng 20.000 ÷ 30.000 tấn và 1 phần được chuyền tải từ các cảng lẻ của TKV.

TKV cam kết cung cấp đầy đủ số lượng và chủng loại than đáp ứng đủ công suất thiết kế của Nhà máy khoảng 3 triệu tấn/năm qua các hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng mua bán than được ký hàng năm.

Một số khó khăn và thách thức trong việc đảm bảo cung cấp than cho nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 gồm: thời tiết xấu làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển than từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh, cũng như ảnh hưởng đến quá trình bốc dỡ than, cảng than không có đê chắn sóng, do đó phụ thuộc thời tiết. Mặt khác, thiết bị bốc dỡ hay gặp sự cố làm ảnh hưởng đến tiến độ làm hàng, năng suất bốc dỡ chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Đặc biệt là TKV không đảm bảo cung than cho cả đời dự án nhà máy điện.

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cũng có công suất thiết kế 1.200MW (2x600MW) dự kiến đi vào vận hành năm 2017 - 2018. Sản lượng điện theo thiết kế 7,2 tỷ kWh/năm, nhiên liệu chính là than cám 5 (80% 5aHG và 20% 5aVD cho giai đoạn chạy thử và 5 năm đầu của dự án). Sau đó là 50% 5bHG và 50% 5bVD khu vực Quảng Ninh, tiêu thụ hàng năm khoảng 3,7 triệu tấn được lấy từ các mỏ Hòn Gai, Vàng Danh được vận chuyển bằng đường thủy đến cảng nhập than của nhà máy.

Dự kiến dùng tàu biển pha sông trọng tải 1.000-2.000 DWT để vận chuyển than từ Quảng Ninh đến nhà máy. Than từ cảng than qua các thiết bị bốc dỡ và được vận chuyển vào kho than hở thông qua hệ thống băng tải than và máy đánh đống, hoặc vận chuyển trực tiếp lên các bunker than để cấp vào lò. Trên các thiết bị băng tải than có lắp các thiết bị tách sắt và vật liệu từ tính, cân than, giám sát độ ẩm, hệ thống lấy mẫu than để giám sát chất lượng than nhập. Dung tích kho than được thiết kế đảm bảo đủ chứa than cho khoảng 30 ngày vận hành, bunker than đủ chứa than cho 8 tiếng vận hành liên tục.

Một số khó khăn và thách thức trong việc đảm bảo cung cấp than cho nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là: than cám 5 (80% 5aHG và 20% 5aVD cho giai đoạn chạy thử và 5 năm đầu của dự án), sau đó là 50% 5bHG và 50% 5bVD) khu vực Quảng Ninh sẽ ảnh hưởng đến công tác thiết kế của hệ thống trộn than, thông số làm việc, thông số bảo hành của lò hơi và các hệ thống xử lý khói thải (FGD, SCR…). Đối với trường hợp đốt than với tỉ lệ 50% 5bVD và 50% 5bHG cho những năm tiếp theo (sau 5 năm), thì mức độ ảnh hưởng đến lò hơi và các hệ thống phụ trợ sẽ tăng.

Với dự án này, việc vận chuyển than vừa đường biển vừa đường sông, do vậy sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là mùa mưa bão và vấn đề bồi lắng.

Thách thức trong việc sử dụng than nhập khẩu

Các nhà máy nhiệt điện: Sông Hậu 1, Long Phú 1 và Long Phú 3 đều sử dụng than Bitum và Á Bitum được nhập khẩu từ Indonesia và Australia, dải đặc tính than thiết kế như sau:

Thông số

Đơn vị

Than sử dụng cho thông số vận hành bảo đảm

“AR”

Dải than thiết kế

Nhiệt trị cao

kCal/kg

4,963

5,500-6,500 (ADB)

Hệ số nghiền HGI

--

47

35-60

Độ ẩm trong

%

18.00

1-18 (ADB)

Tổng độ ẩm

%

26.00

Max 28 (AR)

Cácbon cố định

%

39.5 (ADB)

35.646 (AR)

35-60 (ADB)

Chất bốc

%

34.29

26-45 (ADB)

Độ tro

%

4.06

≤ 15 (ADB)

Lưu huỳnh

%

0.89

≤ 1.0 (ADB)

 

Vận chuyển quốc tế, Công ty Nhập khẩu và Phân phối than Điện lực Dầu khí (PV Power Coal) đã chủ động làm việc và thỏa thuận hợp tác với các nhà vận chuyển lớn và uy tín như: K.Line, Mitsui cũng như các đơn vị vận chuyển trong nước (Vinalines), và trong ngành (PV Trans) để xây dựng phương án thực hiện hiện công tác vận chuyển quốc tế.

Khoảng cánh vận chuyển bằng đường biển: tuyến từ Úc khoảng 8.100 km, tuyến từ Indonesia khoảng 2.500 km, sử dụng loại tàu có tải trọng ≥ 70.000 DWT về đến cảng PVN, còn loại tàu 80.000 DWT - 120.000 DWT về đến cảng Gò Gia.

Địa điểm và công nghệ chuyển tải

Các địa điểm dự kiến: Cảng tạm Trung tâm Điện lực Duyên Hải, cũng như các cảng, vị trí sẵn có của PVN và khu vực nước sâu tiếp nhận được tàu tải trọng lớn neo đậu để chuyển tải ở các khu vực gần dự án.

Đứng trước thách thức lớn về tiến độ chưa có cảng tiếp nhận than khi nhà máy đi vào hoạt động từ năm 2018, PV Power Coal đã chủ động, tích cực tìm kiếm các vị trí tiềm năng để nghiên cứu, tích cực làm việc với chủ đầu tư, các đối tác hàng đầu thế giới về cảng và đề xuất lựa chọn khu vực sông Gò Gia (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) để chuyển tải than, đã được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận chủ trương với công nghệ chuyển tải nổi hiện đại FTS, cẩu nổi kết hợp với các cảng cứng hiện có của PVN tại khu vực sông Thị Vải. Giải pháp mang tính đột phá này đã giải quyết được các vấn đề trọng tâm như tính khả thi về kỹ thuật (kịp thời cung cấp than Quý I/2018), hiệu quả về kinh tế (giảm chi phí và thời gian đầu tư, xây dựng so với phương thức chuyển tải truyền thống bằng cảng cứng), đảm bảo tính pháp lý (được các Bộ chủ quản chấp thuận), đáp ứng yêu cầu về môi trường…

Việc triển khai áp dụng thành công công nghệ chuyển tải nổi sẽ giải quyết được việc chuyển tải than cho hai dự án và mở ra một hướng giải quyết vấn đề chuyển tải hàng hóa nhập khẩu nói chung trong bối cảnh công tác nhập khẩu và chuyển tải hàng hóa khối lượng lớn chưa có tiền lệ ở Việt Nam.

Vận chuyển nội địa và tiếp nhận than tại nhà máy

Luồng qua kênh chánh bố: 10.000 DWT đầy tải, 20.000 DWT giảm tải; tổng chiều dài 46,5 km. Trong đó, kênh biển: 7 km, kênh tắt: 8,2 km, kênh Quan Chánh Bố: 19,2 km, luồng sông Hậu: 12,1 km) và 2 đê chắn sóng: phía Bắc 3,9 km, phía Nam 2,4 km.

Đề xuất phương án vận chuyển nội địa bằng xà lan tự hành 10.000 tấn với mớn nước thấp và được PVN chấp thuận để hoạt động trong các tuyến luồng với độ sâu luồng hạn chế, tốc độ di chuyển nhanh, thuận lợi cho làm hàng và gom vét.

Qua thực tế triển khai công tác tiếp nhận than tại Cảng than Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, đã đề xuất tăng cường thêm 1 bến tiếp nhận than tại cảng Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 để tăng năng suất làm hàng, đáp ứng nhu cầu than tiêu thụ của nhà máy.

Khó khăn, thách thức 

Về vận chuyển than, theo tiến độ, cảng trung chuyển than cho các dự án điện Long Phú 1, Sông Hậu 1 do TKV thực hiện sẽ không vào kịp với tiến độ vận hành phát điện của các nhà máy Long Phú 1, Sông Hậu 1. Mặt khác, hiện chưa có báo cáo đánh giá tổng thể phương án vận chuyển, công nghệ chuyển tải, đánh giá tác động môi trường… Do đó, việc vận chuyển than phụ thuộc vào luồng của sông Hậu, kênh Quan Chánh Bố, trong khi PVN và PVPower Coal chưa có kinh nghiệm nhập khẩu, chuyển tải than.

Nhận định và khuyến nghị

Thứ nhất: Đối với nguồn than trong nước.

1/ TKV, Tổng Công ty Đông Bắc và các đơn vị cung cấp than trong nước tiếp tục đảm bảo nguồn than ổn định, đúng cam kết cho các nhà máy điện; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong thăm dò, khai thác than đảm bảo chất lượng, có giá thành hợp lý.

2/ Đối với EVN và PVN, tiếp tục tiêu thụ tối đa nguồn than trong nước cho hoạt động phát điện, tạo điều kiện để duy trì và phát triển công nghiệp than.

3/ Nghiên cứu và áp dụng công nghệ đốt than trộn.

Thứ hai: Đối với nguồn than nhập khẩu.

1/ Chính phủ tăng cường phối hợp tác với các nước xuất khẩu than; bảo lãnh cho các doanh nghiệp trong nước tiếp xúc với nhà đầu tư tại các nước xuất khẩu; hoàn thiện cơ chế đầu tư tại nước ngoài, cho phép các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực than có nhiều quyền chủ động hơn.

2/ Chính phủ, Bộ Công Thương cần chỉ đạo sát sao TKV đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cảng trung chuyển than Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch cụ thể để phát triển năng lực vận tải than để tăng tính chủ động trong hoạt động nhập khẩu than.

3/ Bộ Giao thông Vận tải cần chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam sớm hoàn thành dự án tàu tải trọng lớn vào Sông Hậu.

4/ Chính phủ, Bộ Công Thương, TKV cần hỗ trợ PVN phát triển thành công dự án chuyển tải than cho các dự án nhà máy nhiệt điện của PVN.

Với kho bãi, phối trộn và quản lý chất lượng, chúng tôi kiến nghị sử dụng cảng hiện có của PVN tại khu vực Cái Mép - Thị Vải, hình thành Trung tâm than phục vụ mục đích lưu trữ, phối trộn than nhập khẩu để nâng cao sự ổn định cũng như hiệu quả công tác cung ứng than. Bên cạnh đó là hình thành Trung tâm giám định chất lượng để chủ động trong công tác quản lý chất lượng than nhập khẩu.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động