RSS Feed for Sản phẩm du lịch mang bản sắc Vùng mỏ đang bỏ ngỏ… | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 29/04/2024 01:32
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Sản phẩm du lịch mang bản sắc Vùng mỏ đang bỏ ngỏ…

 - Năm nay, Quảng Ninh kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tỉnh 30-10 (1963-2013), cũng là năm được chọn là “Năm du lịch Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc bộ” với chủ đề “Văn minh sông Hồng”…

>> Cân đối tài chính của Vinacomin gặp nhiều khó khăn

HÀ VĂN PHÀN

Đây là sự trùng hợp thú vị. Bởi Quảng Ninh là một trong những “đầu cầu” và là một trong những trụ cột về du lịch của khu vực. Năm du lịch quốc gia đã định hướng Thủ đô Hà Nội và hai tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh là những trung tâm, thúc đẩy hoạt động du lịch của cả vùng cùng phát triển. Sự nhộn nhịp những dòng du khách đến Thủ đô Hà Nội là một minh chứng. Một trong những tỉnh năng động, Ninh Bình đang nổi lên, xứng đáng là một trung tâm du lịch mới với Cố đô Hoa Lư, và các thắng cảnh Tam Cốc, Bích Động, cùng chùa Bái Đính (ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á) đang thực sự cuốn hút dòng du khách xa gần nườm nượp về đây, để đến thời điểm giữa tháng 7-2013, Ninh Bình đã đón lượng khách đạt trên 90% kế hoạch cả năm.

Còn Quảng Ninh, cùng với carnaval Hạ Long, việc tổ chức các tuor, tuyến du lịch tham quan, khám phá Vịnh Hạ Long, Di sản thế giới, Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới và du lịch biển đảo Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái… càng khiến cho hoạt động du lịch trở nên sôi động hơn. Một hướng khác, Quảng Ninh đã và đang triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch dịch vụ tại các di tích trọng điểm và di tích quốc gia đặc biệt: Danh sơn Yên Tử, Bãi cọc Bạch Đằng, khu lăng mộ các vua nhà Trần…

Vấn đề đặt ra là ngoài những “mặt hàng truyền thống” ấy, du lịch Quảng Ninh có thể tạo dựng thêm những sản phẩm mới hay không? Quảng Ninh là quê hương của ngành sản xuất than từ cách đây 174 năm. Hiện nay, hằng năm than khai thác ở Quảng Ninh chiếm tới 99% sản lượng than của cả nước. Như vậy là cả về bề rộng và chiều sâu ngành công nghiệp khai thác khoáng sản này có một trầm tích không phải ngành kinh tế nào cũng có được. Ngay khi đất nước ta còn dưới ách thống trị của thực dân xâm lược Pháp, trong  lần về Vịnh Hạ Long, ngày 24-3-1946, Bác Hồ kính yêu đã chỉ ra rằng: “Vùng Mỏ của đất nước ta thật đẹp và giàu. Thợ mỏ của chúng ta thật vô cùng dũng cảm”. Đấy là những yếu tố quan trọng, là tài nguyên không nơi nào trên đất nước ta có được để kết nối tạo ra một sản phẩm du lịch mới.

Lò giếng Mông Dương nhìn từ trên xuống.

Lò giếng Mông Dương nhìn từ trên xuống

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của các thế hệ thợ mỏ trong đấu tranh chống thực dân Pháp và trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thợ mỏ ngành Than đã lập tiếp những chiến công hiển hách. Các cơ quan chuyên môn và ngành Than đã thẩm định, rồi cùng các doanh nghiệp trong ngành xúc tiến lập hồ sơ, trình Nhà nước công nhận và cấp bằng di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh cho các di tích. Di tích điểm khai thác than đầu tiên của nước ta tại núi Yên Lĩnh (còn gọi là Yên Lãng), ở huyện Đông Triều là di tích khẳng định bề dày lịch sử của nghề khai thác than ở Quảng Ninh.

Tiếp đến là di tích nơi bắt đầu nổ ra cuộc Tổng bãi công của thợ mỏ tại Cẩm Phả. Và cách chúng ta ngày nay chưa xa, đó là các di tích kháng chiến chống Mỹ, như di tích Trận địa pháo cao xạ 37 ly của Tự vệ Xí nghiệp Tuyển than Hòn Gai; di tích Trận địa pháo cao xạ 37 ly của Tự vệ Bến Cửa Ông v.v.

Một trong các di tích đáng được lưu tâm khác, đó là di tích Lò giếng đứng và công nghệ khai thác than bằng lò giếng đứng đầu tiên của nước ta ở Mông Dương. Với di tích này, ý nghĩa của nó còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia, mang tầm quốc tế. Vì nơi đây, có sự giúp đỡ về nhân lực và công nghệ của nước bạn Liên Xô (cũ)… Tất cả những di tích liên quan đến ngành Than ấy nếu được liên kết lại có thể tạo nên một tuyến du lịch tham quan khá hấp dẫn, bổ ích. Không những thu hút du khách đến Quảng Ninh, tuyến du lịch tham quan di tích ngành Than này còn có ý nghĩa trong việc bồi dưỡng truyền thống cách mạng cho các thế hệ thợ mỏ hôm nay, tiếp nối truyền thống bất khuất của thợ mỏ trước đây. Kế đó là nhân lên tình yêu quê hương đất nước, yêu ngành mỏ của thợ mỏ và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh.

Về mặt chuyên môn, nếu làm được điều này, chúng ta đã thực hiện bảo tồn được di tích, đồng thời gắn liền với phát huy giá trị của di tích, như chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Nét bao trùm hơn là chúng ta tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc Vùng mỏ Quảng Ninh và chỉ có ở Quảng Ninh mới có được.

Miếu cổ Trại Hà trong khu vực điểm khai thác than đầu tiên của Việt Nam ở xã Yên Thọ , huyện Đông Triều. Ảnh: TƯ LIÊU

Miếu cổ Trại Hà trong khu vực điểm khai thác than đầu tiên của Việt Nam ở xã Yên Thọ , huyện Đông Triều. Ảnh: tư liệu

Tất nhiên, để hiện thực hoá ý tưởng này còn nhiều việc phải làm. Nhưng hiện tại đã có “phần cứng”, đó là các di tích. Được biết, trước đây ngành Than cũng đã có ý tưởng mở tuyến du lịch tham quan mỏ than. Và hiện tại, ở các TP Cẩm Phả, Hạ Long, Uông Bí… đều có các doanh nghiệp ngành Than hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch như vận chuyển du khách, tổ chức khách sạn, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng v.v.. Tuy nhiên, các cơ sở đó đều thuộc từng công ty, xí nghiệp quản lý, kinh doanh, theo hướng nhỏ gọn, “ăn xổi” đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Trong khi tiến hành cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, nếu các cơ sở hoạt động du lịch trong ngành Than này liên kết, tập hợp lại, cùng sự phối hợp, kết hợp của ngành chuyên môn sẽ tạo nên sức mạnh không nhỏ.

Hưởng ứng Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc bộ - 2013, chủ đề “Văn minh sông Hồng”, xin mạo muội nêu vài ý kiến về một sản phẩm du lịch rất đặc trưng, đầy tiềm năng nhưng hiện vẫn đang bỏ ngỏ… Sản phẩm du lịch mới này nếu được triển khai, tin rằng sẽ góp phần tạo sự phong phú, đa dạng cho du lịch Quảng Ninh, góp phần nâng số lượt khách lưu trú tại Quảng Ninh tăng lên.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Vũ khí và lối đánh Việt Nam: Một góc nhìn gần
Vì sao trong 'ồn ào' Thủ tướng Hun Sen im lặng?

"Một chuyến thăm lịch sử, một tầm nhìn chiến lược"
Nhiều người Trung Quốc vẫn ủng hộ 'kẻ thụt két quốc gia'
Abenomics: "Canh bạc" không chỉ của Nhật Bản
Sự yên bình 'khó hiểu' ở thủ đô Bình Nhưỡng
Chính sách kinh tế Lý Khắc Cường và sức ép chính trị

Hà Văn Phàn (Nguồn: Baoquangninh)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động