RSS Feed for Rosatom ứng dụng công nghệ bức xạ để bảo tồn di sản | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 18/04/2024 07:57
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Rosatom ứng dụng công nghệ bức xạ để bảo tồn di sản

 - Bức xạ ion có sức xuyên thấu mạnh. Viện Nghiên cứu Vật lý Ứng dụng và Tự động hóa - NIITFA, một đơn vị trực thuộc Rosatom chứng minh rằng, chiếu xạ mức 15 kilogray có thể đủ làm sạch mốc trên giấy.

Công nghệ này an toàn bởi không có bức xạ còn tồn dư sau khi chiếu xạ, hay nói cách khác người ta có thể cầm ngay trên tay cuốn sách vừa được chiếu xạ xong.

Vi sinh vật, nấm mốc và côn trùng là một trong những yếu tố gây hại nghiêm trọng tới các di sản văn hóa như sách và các bức họa cổ.

Hiện nay, những phương pháp thường được sử dụng nhất là: xử lí hóa chất, duy trì nhiệt độ bảo quản, và bọc bảo vệ ngoài. Tuy nhiên, những phương pháp này không thể đảm bảo hiệu quả bảo vệ lâu dài.

Sử dụng bức xạ là một cách hữu hiệu để bảo vệ các cổ vật khỏi bị hủy hoại bởi các vi sinh vật và nấm mốc. Chiếu xạ đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và xử lí nước. Hiện nay, có khoảng 40 quốc gia trên thế giới đã sử dụng phương pháp chiếu xạ để bảo quản thực phẩm.

Tập đoàn Rosatom có kinh nghiệm sâu rộng trong ứng dụng các công nghệ bức xạ. Viện Nghiên cứu Vật lý Ứng dụng và Tự động hóa (NIITFA), một đơn vị trực thuộc Rosatom, đã phát triển và vận hành hơn 40 cơ sở khử trùng thiết bị ý tế và tinh chế vật liệu.

Bức xạ ion có sức xuyên thấu mạnh. Các nghiên cứu tiến hành bởi NIITFA đã chứng minh rằng, chiếu xạ mức 15 kilogray có thể đủ làm sạch mốc trên giấy.

Hơn thế nữa, qua nghiên cứu 3 loại giấy cho thấy không có thay đổi trong cấu tạo vật lý trong quá trình sử dụng bức xạ. Bức xạ được sử dụng để bảo quản không chỉ sách, tranh mà còn những hiện vật khác như tượng và trang phục.

NIITFA sử dụng đồng vị cobalt - 60 để bảo tồn các di sản văn hóa. Công nghệ này an toàn bởi không có bức xạ còn tồn dư sau khi chiếu xạ, hay nói cách khác người ta có thể cầm ngay trên tay cuốn sách vừa được chiếu xạ xong.

Công nghệ này cũng không gây bất kỳ nguy hại nào đối với các nhân viên - họ có thể vào buồng chiếu xạ một cách an toàn ngay khi máy chiếu xạ tắt.

Tuy khó tin nhưng khi máy này ngừng hoạt động, mức độ bức xạ trong buồng máy thậm chí còn thấp hơn ngoài trời.

Tất cả các hoạt động chiếu xạ được NIITFA thực hiện đều dựa trên những nguyên tắc và tiêu chuẩn, ngặt nghèo, bao gồm cả những quy định an toàn của IAEA.

IAEA đã kêu goi ứng dụng bức xạ rộng khắp, và một trong những dự án của tổ chức này là “Sử dụng kỹ thuật hạt nhân để phân loại và bảo tồn các hiện vật di sản văn hóa tại châu Âu”.

BÙI KHÔI (Tổng hợp))

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động