Điện lực
Vì sao EVN lỗ trên 700 tỷ đồng?
07:38 |09/11/2016
-
Nguyên nhân nào đã dẫn đến 6 tháng đầu năm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bị lỗ tới trên 700 tỷ đồng? Theo ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN là do đây là thời điểm mùa khô, phải phát tăng và mua tăng các nguồn điện chạy dầu, than, khí. Bên cạnh đó là chênh lệch tỷ giá 6 tháng đầu năm phát sinh tới 6.000 tỷ đồng...
Tạm dừng mua điện từ Trung Quốc trên đường dây 220kV
Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực
Cổ phần hóa các tổng công ty phát điện
Ông Đinh Quang Tri cho biết: Theo quy định của Chính phủ, EVN đã thực hiện công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của công ty mẹ EVN, báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Trong báo cáo tài chính Công ty mẹ, 6 tháng đầu năm lãi 115 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm: Công ty mẹ và 9 tổng công ty (3 tổng công ty phát điện, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, 5 tổng công ty điện lực miền và thành phố) cho thấy lỗ hơn 700 tỷ đồng.
Theo ông Tri thì có 2 nguyên nhân chính dẫn đến 6 tháng đầu năm EVN bị lỗ: Một là, do đây là thời điểm mùa khô, EVN phải phát tăng và mua tăng các nguồn điện chạy dầu, than, khí. Cạnh đó là nguồn thủy điện phát sản lượng thấp, nên chi phí giá thành sản xuất điện trong 6 tháng đầu năm tăng lên. Hai là, chênh lệch tỷ giá 6 tháng đầu năm phát sinh hơn 6.000 tỷ đồng dẫn tới lỗ trên 700 tỷ đồng (chủ yếu tại các tổng công ty phát điện).
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất, ước tính trong 9 tháng của năm 2016, Công ty mẹ lãi trên 1.000 tỷ đồng, và nếu hợp nhất của Tập đoàn thì con số đó sẽ cao hơn. Điều này cho thấy tình hình tài chính 9 tháng khả quan hơn do quý 3 sản lượng thủy điện tốt nên đã giảm phát dầu cũng như giảm mua điện các nhà máy có giá bán điện cao. Sản xuất điện từ các nhà máy thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu cũng cao hơn so với dự kiến.
Vì vậy, ông Tri cho rằng, các chỉ số tài chính của EVN đang rất tốt. Hiện EVN đã tái cơ cấu lại các khoản vay cũng như thoái vốn toàn bộ theo Quyết định 1782 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 - 2015.
NangluongVietnam Online
Các bài mới đăng
- Đẩy nhanh tiến độ trình, thẩm định Đề án Quy hoạch điện VIII (01/03)
- Nhiệt điện Na Dương - TKV hướng đến phát triển bền vững (01/03)
- Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII (26/02)
- Bình Thuận đề xuất bổ sung trên 22 nghìn MW vào Quy hoạch điện (25/02)
- Tiện lợi như dịch vụ điện Online (24/02)
- EVNHANOI quyết tâm hoàn thành công tác đầu tư xây dựng năm 2021 (24/02)
- Dịch chuyển giờ phát điện cao điểm các nhà máy thủy điện nhỏ (23/02)
- Bộ Công Thương xin ý kiến góp ý về dự thảo Quy hoạch điện VIII (23/02)
- Nhiệt điện Mông Dương 1 đảm bảo sản xuất điện và chống dịch hiệu quả (22/02)
- Quy định mới về xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện (22/02)
Các bài đã đăng:
- Nhiệt điện Nghi Sơn 2 sau các bước chuẩn bị đầu tư (08/11)
- Tạm dừng mua điện từ Trung Quốc trên đường dây 220kV (08/11)
- Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực (07/11)
- Cấp điện trở lại cho các phụ tải ở miền Trung (07/11)
- Động thổ dự án mạch 2 ĐZ 220kV Đồng Hới-Đông Hà-Huế (07/11)
- Hiện đại hóa lưới điện khu vực nông thôn TP Hà Nội (04/11)
- Ngành Điện đồng hành cùng người nuôi tôm (03/11)
- Đề nghị Ấn Độ thúc đẩy nhanh DA Nhiệt điện Long Phú (03/11)
- Kiên Giang trình quy hoạch điện lực (giai đoạn 2016-2025) (03/11)
- EVN yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với mưa lũ (03/11)