Điện lực
Tái cơ cấu EVN phải gắn với mô hình hiện tại
15:01 |31/07/2014
-
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế, Trưởng đoàn giám sát - Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Văn Giàu lưu ý, khi thực hiện tái cơ cấu EVN phải gắn liền với mô hình hoạt động hiện nay của mình...
EVN đã hoàn thành cơ bản công tác thoái vốn ngoài ngành
Cú hích" từ thị trường phát điện cạnh tranh
Báo cáo với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, ông Phạm Lê Thanh - Tổng giám đốc EVN cho biết, thực hiện Quyết định số 1782/QĐ-TTg ngày 23/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015, EVN đã nỗ lực và tập trung thực hiện đầu tư các công trình phục vụ ngành nghề kinh doanh chính, không đầu tư dàn trải.
Theo đó, tổng nhu cầu đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015 của toàn Tập đoàn là 501.470 tỷ đồng (bình quân trên 100.000 tỷ đồng/năm). Thực tế thực hiện trong 3 năm 2011 - 2013, tổng giá trị khối lượng đầu tư xây dựng của EVN đạt 236.664 tỷ đồng. Giá trị giải ngân đạt 227.379 tỷ đồng, không để xảy ra tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản.
Trong 3 năm 2011 - 2013, EVN đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Công tác điều hành sản xuất đã bám sát tình hình phụ tải và diễn biến thủy văn để huy động nguồn hợp lý nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, các nguồn giá thành thấp (thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí chạy khí) đã được huy động tối đa, các nguồn giá thành cao (chạy dầu) được huy động thấp.
Hệ thống điện vận hành ổn định, an toàn trong điều kiện truyền tải cao liên tục tuyến Bắc - Nam, chủ động chuẩn bị phòng chống bão lụt, giữ được an toàn cho các hồ đập thủy điện, hạn chế thiệt hại và khắc phục nhanh hậu quả thiên tai.
EVN đã giảm vốn tại 7 công ty cổ phần với tổng giá trị thu về là 283 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2014, EVN tiếp tục thực hiện thoái vốn thành công tại một số đơn vị còn lại.
Ngoài ra, EVN cũng đang từng bước thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh, trong đó đã thành lập 3 tổng công ty phát điện và đang trong giai đoạn chuẩn bị tiến hành cổ phần hóa. Đến năm 2017, hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, theo đó 5 tổng công ty phân phối sẽ mua điện trực tiếp từ các nhà máy và thuê đường dây của EVN. Đến năm 2022, hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Tại buổi làm việc, các thành viên của Đoàn công tác đã thẳng thắn đưa ra một số ý kiến về quá trình tái cơ cấu cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN trong thời gian tới.
Theo ông Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế, trong tiến trình tái cơ cấu của EVN, riêng giá điện cần xác định rõ mục tiêu hướng tới là không còn bao cấp mà chỉ hỗ trợ cho hộ nghèo. Bởi, nếu tiếp tục duy trì giá điện bao cấp thì các ngành sản xuất thép, xi măng... với công nghệ lạc hậu sẽ tiêu tốn điện gấp 1,3 - 1,5 lần so với Thái Lan. Đây là điều hoàn toàn bất hợp lý và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Cần phải có cơ chế đối với giá điện, buộc doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, hiện nay mỗi lần EVN tăng giá điện lại chịu sức ép rất lớn từ dư luận xã hội. Để “gỡ” được vấn đề này không hề đơn giản, là bài toán đặt ra trong quá trình tái cơ cấu của EVN.
Một số ý kiến cho rằng, ngành điện đầu tư rất lớn và dài hạn nhưng EVN chủ yếu tự huy động vốn vay trong nước và nước ngoài, rủi ro rất lớn. Vì vậy, nếu không có cơ chế đặc biệt thì sau khi tái cơ cấu, việc huy động vốn cho các dự án điện vẫn tiếp tục khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, khả năng duy trì tính ổn định rất khó.
Đánh giá cao những thành tích của EVN đã đạt được trong thời gian qua, Ủy viên Ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế, Trưởng đoàn giám sát - Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Văn Giàu lưu ý, khi thực hiện tái cơ cấu EVN phải gắn liền với mô hình hoạt động hiện nay của mình, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc và định hướng tái cấu trúc trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội để EVN thông tin đến Quốc hội, để Quốc hội giải đáp mọi thắc mắc tới cử tri và người dân, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho EVN phát triển.
NangluongViertnam.vn
Các bài mới đăng
- EVNNPC đảm bảo cấp điện bơm nước phục vụ đổ ải vụ Đông Xuân (25/01)
- Công ty Nhiệt điện Duyên Hải sau 5 năm thành lập và phát triển (25/01)
- Kết quả hoạt động năm 2020 và nhiệm vụ năm 2021 của EVNGENCO 3 (24/01)
- Công ty DHD vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 (23/01)
- Cơ hội đầu tư vào Tổng Công ty Phát điện 2 (21/01)
- Phương án sắp xếp, tái cơ cấu giai đoạn 2021 - 2025 của PV Power (20/01)
- Họp kiểm điểm tiến độ đường dây 500 kV mạch 3 (19/01)
- Trao quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 2 (18/01)
- Tám nhiệm vụ trọng tâm của EVNGENCO 1 năm 2021 (16/01)
- Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm EVNNPC đạt mức ‘BB’ (14/01)
Các bài đã đăng:
- “PC Quảng Ninh góp phần thực hiện Chiến lược biển đảo Việt Nam” (30/07)
- Ngầm hóa lưới điện: Hạ tầng kỹ thuật hiện đại hóa TP. Hồ Chí Minh (29/07)
- Chuẩn bị nhân lực vận hành cho thủy điện Lai Châu (28/07)
- Tọa đàm 1 năm Nhà máy điện Việt Trì xếp hạng di tích lịch sử (28/07)
- PC Yên Bái triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm điện (28/07)
- PC Ninh Bình: Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả tiết kiệm điện (27/07)
- EVN sẽ tiếp tục đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng (25/07)
- PC Nghệ An tổ chức thi thợ giỏi năm 2014 (25/07)
- PC Thanh Hóa tổ chức thi thợ giỏi 2014 (25/07)
- Truyền tải điện 2: Nhiều giải pháp nhằm giảm sự cố lưới điện (24/07)