RSS Feed for Điện giúp hoa Đà Lạt xuất khẩu | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 04:52
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Điện giúp hoa Đà Lạt xuất khẩu

 - Đà Lạt có thể được xem là vùng chuyên canh hoa lớn nhất của cả nước. Tuy vậy, từ trước đến nay chỉ có mỗi Công ty hoa Hasfarm đóng chân trên địa bàn thành phố Đà Lạt là trồng và xuất khẩu sang các nước khác. Nhận thấy đây là thị trường còn bỏ ngỏ, nhiều hộ nông dân ở phường 11 đã mạnh dạn đầu tư và đã có những bước mới trên con đường xuất khẩu hoa.

EVNSPC hiện thực hóa mục tiêu phát triển

Sinh ra và lớn lên tại phường 11, anh Dương Tấn Nhựt (tổ Huỳnh Tấn Phát) đã có hơn mười mấy năm kinh nghiệm trồng các loại hoa. Nhưng đến cuối năm 2016, khi nhận thấy hiệu quả từ hoa trồng trong nhà kính cao hơn rõ rệt, anh tìm hiểu kỹ nhu cầu của thị trường và mới quyết định chuyển hướng sang trồng hoa cúc trắng.

Anh cho biết: “Do kỹ thuật trồng hoa cúc hiện nay việc chong đèn cho hoa vào buổi tối rất quan trọng. Chất lượng điện phải ổn định do vậy chúng tôi thường dùng bóng đèn compact phổ ánh sáng đỏ (600-700)nm và đỏ xa (700-800)nm làm nhân tố ngoại cảnh tác động vào chất tiếp nhận Phytochrome để điều khiển quá trình ra hoa của cây. Thay vì sử dụng bóng đèn sợi đốt 75W, 100W thì nay chỉ cần sử dụng bóng đèn CFL có công suất chỉ 15W, 20W, thời gian chiếu sáng mỗi đêm có thể rút ngắn từ 10 giờ xuống còn 4 giờ, 2 giờ, 1 giờ”.

Vườn hoa theo mô hình công nghệ cao tại phường 11, TP Đà Lạt.

Không chỉ bán cho thị trường TP Hồ Chí Minh như cách tiêu thụ truyền thống của nhiều nông dân tại đây, anh Nhựt quyết định chọn thị trường Hàn Quốc mặc dù yêu cầu về chất lượng hoa cao hơn, trong khi sự chênh lệch giá không quá nhiều (khoảng 10 triệu đồng/vụ). Lý giải cho điều này, anh Lâm cho rằng, đầu ra tại thị trường Hàn Quốc khá ổn định, nông dân không phải lo chuyện hoa phải bán tống bán tháo mỗi khi hoa rớt giá. Chính vì vậy, anh chấp nhận đầu tư nhiều hơn về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc. Anh cho biết thêm: “Ngành Điện đã đầu tư lưới điện với chất lượng điện ổn định. Việc mất điện không báo trước rất hiếm khi xảy ra nên về mặt kỹ thuật đảm bảo độ sáng chúng tôi rất yên tâm khi đầu tư với số vốn lớn như hiện nay”.

Hiện tại, anh đã xuất 300.000 cành hoa cúc trắng mang nhãn hiệu “Hoa Đà Lạt” sang thị trường Hàn Quốc, chiếm 70% trên tổng sản lượng thu hoạch được trên diện tích 1 ha. Đây là những cây đạt tiêu chuẩn đã được chọn lọc kỹ càng. Anh Lâm cho biết, hoa “xuất ngoại” phải đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ thị trường khó tính này.

Trong khi đó, đầu tháng 1/2017, anh Nguyễn Văn Trung (tổ Đa Phước 2) cũng đã xuất những lô hoa cúc trắng đầu tiên với số lượng 200.000 cành sang Nhật Bản. Sau 6 năm gắn bó với hoa đồng tiền truyền thống, năm 2009, anh Trung quyết định đầu tư đồng bộ hệ thống nhà kính công nghệ cao trên diện tích 1 ha với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng để nâng cấp, chuyển đổi từ hoa cúc sang hoa cúc trắng.

Với mong muốn khẳng định chất lượng của nhãn hiệu “Hoa Đà Lạt” trên từng sản phẩm, anh Trung đặc biệt chú trọng đến việc chọn nguồn giống hoa cũng như kỹ thuật trồng. Tại vườn hoa cúc trắng, anh lắp đặt hệ thống tưới nước tự động phun sương trên giàn cao và tưới nhỏ giọt chôn ngầm dưới đất, nhằm đảm bảo cây hoa được cung cấp đủ lượng nước thích hợp, hoa sinh trưởng tốt, thẳng đều, búp hoa không bị sâu bệnh,… Với chất lượng hoa cúc trắng luôn được giữ vững, các đối tác Nhật Bản đã tự tìm đến anh Trung để liên kết, bao tiêu dài hạn. Và những lô cúc trắng đầu tiên đã được thị trường ngoại đánh giá cao, là cơ sở để anh tiếp tục xuất lứa hoa thứ 2 vào tháng ba này. 

Đánh giá những thành công bước đầu, anh Trung cho biết thêm: “Ngoài việc chọn lựa về giống cây, kỹ thuật sử dụng ánh sáng cần hội tụ nhiều yếu tố từ cường độ sáng cho đến thời điểm “sáng”, nhưng tựu trung lại thì có được nguồn điện an toàn, liên tục, ổn định vẫn là yếu tố then chốt trong kỹ thuật trồng hoa”.

Bà Chế Thị Bạch Yến, Bí thư Đảng ủy phường 11 đánh giá: “Hiện nay, việc trồng hoa “xuất ngoại” đã không còn là chuyện lạ đối với người trồng hoa tại phường 11. Với diện tích trồng hoa chiếm trên 80% diện tích đất nông nghiệp tại địa phương, hiện đang có gần 20 hộ thông qua 4 đầu mối lớn để xuất khẩu hoa ra thị trường các nước, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm, nhất là hoa chất lượng cao. Điện đã góp phần rất quan trọng trong các khâu để xuất khẩu hoa từ kỹ thuật chong đèn cho đến thu hoạch, đóng gói. Có thể thấy, ở những vùng nông nghiệp như phường 11, điện ổn định đã khoác một chiếc áo mới cho vùng đất này”.

PHÚC AN, PC LÂM ĐỒNG

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động