Quy hoạch thủy điện trên toàn quốc "sau rà soát"
13:17 | 14/07/2017
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 1)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 2)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 3)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 4)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 5)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 6)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 7)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 8)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 9)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 10)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 11)
Quản lý nhà nước về thủy điện
Hiện nay, các nhà máy thủy điện đang được đầu tư, xây dựng trên địa bàn 38 tỉnh, thành phố của cả nước. Trước năm 2013, công tác quy hoạch thủy điện nhỏ do UBND các tỉnh tổ chức lập, thẩm định và quyết định sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, việc kiểm soát về chất lượng quy hoạch, chất lượng xây dựng công trình đối với thủy điện nhỏ còn nhiều hạn chế, bộc lộ nhiều bất cập, chủ trương quy hoạch giữa các tỉnh cũng có nhiều khác biệt... Vì vậy, để thống nhất chung quản lý nhà nước đối với quy hoạch thủy điện trên phạm vi toàn quốc, ngày 27/12/2012, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 43/2012/TT-BCT (Thông tư 43) về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện. Theo đó, công tác quy hoạch thủy điện nhỏ do UBND các tỉnh tổ chức lập, thẩm tra và trình Bộ Công Thương thẩm định và quyết định ban hành.
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, ngày 27/11/2013, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 62/QH13 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác các công trình thủy điện. Ngày 18/02/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 62 của Quốc hội. Ngày 10/3/2014, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2046/QĐ-BCT Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 62 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh có dự án thủy điện trên địa bàn và các bộ, ngành liên quan để tổ chức lập quy hoạch thủy điện toàn quốc. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với UBND các tỉnh có dự án thủy điện để rà soát, đánh giá quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án thủy điện theo tiêu chí đặt ra, Bộ Công Thương và UBND các tỉnh đã chủ động đề xuất và thống nhất để loại khỏi quy hoạch các dự án thủy điện nhỏ chưa có nhà đầu tư quan tâm, quy mô nhỏ, đấu nối khó khăn, diện tích chiếm đất lớn,... Mặt khác, trong quá trình thẩm định phê duyệt quy hoạch thủy điện nhỏ, việc đánh giá kỹ lưỡng các chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật và các tiêu chí về môi trường - xã hội đối với các dự án thủy điện để kiên quyết loại bỏ hoặc điều chỉnh hợp lý đối với các dự án này.
Quy hoạch bậc thang thủy điện trên các hệ thống sông lớn
Đối với quy hoạch bậc thang thủy điện (trên dòng chính của các sông lớn), Bộ Công Thương đã giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nghiên cứu, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền. Các quy hoạch này do các cơ quan tư vấn chuyên ngành có kinh nghiệm thuộc EVN nghiên cứu. Trong đó, đã cập nhật hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực (đặc biệt là vấn đề khai thác, sử dụng nước, chống lũ...). Đã nghiên cứu kết hợp nhiệm vụ điều tiết lưu lượng về mùa kiệt và cắt giảm lũ cho hạ du. Nghiên cứu kết hợp khai thác thủy điện tại một số công trình thủy lợi đã và đang nghiên cứu quy hoạch. Quá trình thẩm định phê duyệt quy hoạch đã được Bộ Công Thương tổ chức đúng quy trình, thủ tục, với sự tham gia thẩm tra của các cơ quan tư vấn và ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liên quan.
Theo thống kê quy hoạch các dự án thủy điện trên bậc thang các sông lớn, đến nay, các cấp có thẩm quyền đã phê duyệt quy hoạch tổng số 110 dự án thủy điện bậc thang có tổng công suất Nlm=17.540 MW.
Trong đó, đã đưa vào vận hành khai thác 68 dự án với ∑Nlm= 15.064,4 MW. Đang thi công xây dựng 25 Dự án với ∑Nlm= 1.643,5 MW. Đang nghiên cứu đầu tư 14 dự án với ∑Nlm= 704,5 MW. Chưa nghiên cứu đầu tư 3 dự án với ∑Nlm= 128 MW.
Có 2 dự án: Đồng Nai 6A, Đồng Nai 6B với ∑Nlm=241 MW đã loại ra khỏi quy hoạch do tác động tiêu cực đối với môi trường - xã hội của khu vực xây dựng công trình tại Quyết định số 7277/QĐ-BCT ngày 04/10/2013 của Bộ Công Thương.
Quy hoạch thủy điện nhỏ
Sau hơn 3 năm (2013-2016) thực hiện rà soát quy hoạch theo Nghị quyết 62 của Quốc hội, Bộ Công Thương đã loại khỏi quy hoạch 471 dự án thủy điện (trong đó có 8 dự án thủy điện bậc thang với ∑Nlm= 655 MW và 463 dự án thủy điện nhỏ ∑Nlm=1.404,68 MW) là các dự án tác động tiêu cực đối với môi trường - xã hội, hiệu quả kinh tế thấp, ảnh hưởng quy hoạchdự án ưu tiên khác tại khu vực. Đồng thời, không xem xét bổ sung quy hoạch 213 vị trí tiềm năng thủy điện (∑Nlm= 349,61MW).
Đối với các dự án còn lại sau khi đã loại khỏi quy hoạch, UBND các tỉnh vẫn sẽ tiếp tục xem xét thu hồi chủ trương đầu tư đối với các dự án có quy hoạch, nhưng đã quá hạn theo hạn trong giấy chứng nhận đầu tư được cấp mà chủ đầu tư vẫn không triển khai thực hiện.
Tính đến hết tháng 6 năm 2017, công tác rà soát thủy điện nhỏ về cơ bản đã tương đối đầy đủ, chi tiết trên phạm vi cả nước, đảm bảo các yêu cầu Nghị quyết 62 của Quốc hội. Tổng thể quy hoạch thủy điện nhỏ trên địa bàn toàn quốc sau rà soát là 713 dự án với ∑Nlm = 7.217,64 MW.
Trong đó, đã đưa vào vận hành khai thác 264 Dự án với ∑Nlm= 2.658,96 MW. Đang thi công xây dựng 146 dự án với ∑Nlm= 1.833,5 MW. Đang nghiên cứu đầu tư 250 dự án với ∑Nlm= 2.459,7MW. Chưa nghiên cứu đầu tư 53 Dự án với ∑Nlm= 265,48 MW.
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM