RSS Feed for Quản trị doanh nghiệp trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 04:41
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Quản trị doanh nghiệp trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

 - Để thực hiện thành công chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và đạt được đích đến như chỉ đạo của Đảng, Nhà nước thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) phải thực hiện tốt công tác quản trị doanh nghiệp.

>> Ngành Dầu khí Việt Nam trước thách thức an ninh năng lượng quốc gia
>> Ba giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2020
>> Khẳng định vị thế của ngành Dầu khí Việt Nam trên trường quốc tế
>> Một số mục tiêu và giải pháp tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
>> Xây dựng định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí

TS. NGUYỄN XUÂN THẮNG, Thành viên Hội đồng thành viên PetroVietnam

Như chúng ta đã biết, trong lịch sử loài người, chưa từng có ngành nào phát triển nhanh và có ảnh hưởng to lớn như quản trị. Trong vòng hơn 150 năm, quản trị học đã làm thay đổi cấu trúc kinh tế và xã hội của nhiều nước phát triển trên thế giới. Nó đã tạo ta nền kinh tế toàn cầu, đặt ra các quy định cho các quốc gia tham gia vào nền kinh tế thế giới như những chủ thể ngang hàng nhau.

Với nhiệm vụ của nó, làm cho mọi người có khả năng cùng hoạt động thông qua những mục đích chung, giá trị chung, cấu trúc đúng đắn... và thích ứng với những thay đổi.

TS. Nguyễn Xuân Thắng, Thành viên Hội đồng thành viên PetroVietnam

Vậy quản trị là gì? Quản trị là có từ tương đương trong tiếng anh là “management” chỉ sự điều khiển ở cấp độ cơ sở tại các tổ chức kinh tế như các doanh nghiệp, là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị, nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức đã đề ra trong điều kiện biến động của môi trường và sự thay đổi của các nguồn lực. Quản lý cũng có nghĩa tương đương như quản trị, nhưng thể hiện ở cấp trên hay vĩ mô như các bộ, ban, ngành,… 

Theo Peter Drucker, cha đẻ của quản trị kinh doanh hiện đại, đã chắt lọc và đúc kết những gì tinh túy nhất trong 60 năm nghiên cứu về quản trị thì thực chất của công tác quản trị là nói về quản trị kinh doanh (quản trị doanh nghiệp); và việc quản trị dựa trên một số các nguyên tắc sau:

- Quản trị là nói về con người.

- Quản trị tức là hội nhập nhiều người vào một công việc chung, nó liên quan chặt chẽ đến văn hóa.

- Mỗi doanh nghiệp đều cần có sự cam kết hướng đến các mục tiêu chung và các giá trị chia sẻ.

- Quản trị cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các thành viên của nó khả năng tiếp tục phát triển khi các nhu cầu và cơ hội thay đổi.

- Doanh nghiệp bao gồm nhiều cá nhân với những kỹ năng và tri thức để thực hiện nhiều công việc khác nhau, đề phải suy nghĩ và hiểu rõ mục tiêu cùng hướng tới.

- Ngoài các chỉ tiêu doanh số và lợi nhuận thì vị thế thị trường, khả năng đổi mới, năng suất. sự phát triển của con người, chất lượng, các kết quả tài chính, v.v là rất quan trọng đối với tổ chức. Kết quả hoạt động cần được đo lường và đánh giá để liên tục phát triển và nâng cao.

- Kết quả kinh doanh là khách hàng có nhu cầu được thỏa mãn và là thước đo kiểm tra nó.

Việc quản trị là sử dụng mọi kiến thức, sự hiểu biết về con người và các khoa học xã hội, bao gồm tâm lý học, triết học, kinh tế học, lịch sử, đạo đức; cũng như các khoa học tự nhiên. Nhưng phải tập trung hướng những kiến thức đó đến các kết quả và tính hiệu quả.

Quản trị doanh nghiệp có 4 chức năng chính sau:

- Chức năng hoạch định (kế hoạch hóa).

- Chức năng tổ chức(SX, kinh doanh, nhân, tài, vật lưc,…).

- Chức năng lãnh đạo (chỉ huy, phối hợp và điều hành).

- Chức năng kiểm tra, giám sát…

Các chức năng này được mô tả cũng như thể hiện mối quan hệ khăng khít theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Chức năng của quản trị doanh nghiệp

- Quản trị các tập đoàn kinh tế: Dù Việt Nam hiện nay có các tập đoàn kinh tế nhà nước và các tập đoàn kinh tế tư nhân, trong đó sự đóng góp của các tập đoàn kinh tế tư nhân là đáng kể. Tuy vậy, hiện nay theo số liệu thì các tập đoàn kinh tế nhà nước và các tổng công ty nhà nước đang nắm khoảng 75% tổng lượng tín dụng ngân hàng trong nước, vốn vay nước ngoài và phần lớn nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng.

Phần lớn tập đoàn, tổng công ty nhà nước những năm qua đã tạo ra “những quả đấm thép” các “trụ cột của nền kinh tế”. Tuy nhiên, cũng có một số tập đoàn kinh tế trong quá trình hình thành và quản trị đã bộc lộ những lúng túng, gây ra những thất thoát vốn và tài sản của nhà nước (như trường hợp của Vinashin và Vinalines, v.v.).

Nhiều quy định của pháp luật hiện nay đã hạn chế sự phát huy những lợi thế quan trọng của các tập đoàn kinh tế, nhiều quy định cào bằng giữa tập đoàn kinh tế với vốn điều lệ/vốn chủ sở hữu với giá trị vài trăm ngàn tỷ cũng giống như tập đoàn kinh tế mà vốn tài sản chỉ vài nghìn tỷ, vài chục ngàn tỷ đồng, dẫn đến cản trở sự phát triển và mất cơ hội kinh doanh của các tập đoàn có quy mô, tốc độ khác nhau.

- Quản trị kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với mục tiêu phát triển là xây dựng PetroVietnam trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam và khu vực, là hình mẫu doanh nghiệp nhà nước tốt nhất, thể hiện rõ vai trò trụ cột chủ đạo của nền kinh tế nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Với các mục tiêu cụ thể đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; chế biến và phân phối sản phẩm dầu khí, công nghiệp khí, công nghiệp điện và lĩnh vực công nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí. 

Trong quản trị DN tại PetroVietnam thì yếu tố quản trị rủi ro được quan tâm đặc biệt.

Trong những năm qua công tác quản trị doanh nghiệp của Tập đoàn đã từng bước được thiết lập và có những kết quả, thành tựu được nghi nhận qua từng năm, từng giai đoạn. Qua các đợt thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước và của Bộ Tài chính cũng như Kiểm toán độc lập, các tồn tại đã được khắc phục cơ bản.

Tổng tài sản theo báo cáo tài chính hợp nhất toàn tập đoàn vào 31/12 năm 2012 là hơn 630 ngàn tỷ đồng (Công ty mẹ PVN là trên 335 ngàn tỷ đồng). Vốn chủ sở hữu toàn Tập đoàn là hơn 310 ngàn tỷ đồng (Công ty Mẹ PVN là 286 ngàn tỷ đồng). Các chỉ số tài chính của toàn tập đoàn và của Công ty Mẹ được đánh giá là rất tốt.

Ví dụ: Tỷ lệ vay/vốn chủ sở hữu toàn tập đoàn là 60% (của Công ty Mẹ PVN là 7,64%); Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu toàn tập đoàn là 15% (của Công ty Mẹ là trên 56%); Có đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng năm rất lớn, chiếm từ 25% đến 30% tổng thu ngân sách nhà nước.

Với việc quản trị theo các cấp: Cấp cao, cấp trung gian và cấp cơ sở theo các chức năng quản trị trong quản trị công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, quản trị các giếng khoan, đường ống dẫn dầu, các công trình biển, quản trị cung ứng, quản trị nhân sự, quản trị tài chính kế toàn, quản trị tác nghiệp, quản trị marketing vv...

Theo các chức năng kế hoạch, hoạch định gồm thiết lập các mục tiêu, quyết định cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu, công tác tổ chức gồm xác định và phân bổ, sắp xếp các nguồn lực, công tác lãnh đao gồm gây ảnh hưởng đến tập thể cùng làm việc hướng tới mục tiêu của tập đoàn và cuối cùng là kiểm soát, kiểm tra, đánh giá các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu.

Với việc quản trị tốt nhất trong ngành thì chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt nhất ở các khu vực có tiềm năng dầu khí cao, rủi ro thấp, thu hút đầu tư vào các khu vực mở; tăng cao giá trị nguồn nguyên liệu dầu và khí, sản phẩm lọc dầu; hoàn chỉnh được hạ tầng công nghiệp khí; xây dựng được cơ sở tiềm năng các vùng miền; xây dựng và phát triển ngành công nghiệp dịch vụ dầu khí đáp ứng  là hậu cần cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành dầu khí. Đặc biệt là các dịch vụ khoan và kỹ thuật giếng khoan; dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình; thiết kế và chế tạo, xây lắp công trình dầu khí, đống mới giàn hoan và phương tiện nổi.

Với các giải pháp quản trị như: Khoa học công nghệ, nguồn nhân lực và quản lý, trong đó coi trọng khâu quản trị rủi ro trong các hoat động dầu khí theo 3 tầng quản trị rủi ro sẽ giúp tập đoàn thực hiện tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của ngành mà lãnh đạo và nhân dân cả nước giao phó.

Trong quản trị doanh nghiệp tại PetroVietnam thì yếu tố quản trị rủi ro được quan tâm đặc biệt.

Các yếu tố quản trị rủi ro đều được tính đến trong mọi hoạt động của Tập đoàn. Cụ thể, Tập đoàn hoạt động trên 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, bao gồm:

 

Với những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong dịp tổng kết năm 2012 và triển khai công tác năm 2013 nhân dịp đến thăm và chúc Tết Xuân Quý Tỵ vừa qua là động lực, mục tiêu phấn đấu của lãnh đạo và người lao động ngành dầu khí mà đồng chí Phùng Đình Thực Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn đã hứa với cấp trên và mong mỏi của các cấp lãnh đạo, cũng như người lao động dầu khí quán triệt, tổ chức thực hiện thành công để PetroVietnam có vai trò ngang hàng với các Tập đoàn khu vực Đông Nam Á. 

NangluongVietnam.vn

Tài liệu tham khảo:

1.      Tinh hoa quản trị của Drucker – The Essential Drucker – Nhà xuất bản Trẻ

2.      Các tài liệu về quản trị và quản trị rủi ro của Deloitte, Earns & Young 2012

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Lợi ích nhóm qua kiến nghị đánh thuế tiền gửi
Lý Quang Diệu nói về Trung Quốc bằng giọng khác
Ý đồ của Trung Quốc ‘đổ tiền’ vào Campuchia là gì?
Vụ Philippines kiện Trung Quốc: Đến lúc điều chỉnh quan điểm?
Nữ tổng thống Hàn Quốc trước thách thức Triều Tiên
Có tàu khu trục tàng hình, Trung Quốc 'đảm bảo chiến thắng'?
Cuộc chiến tranh lạnh trên không gian của các nước lớn

nangluongvietnam.vn/

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động