RSS Feed for Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 21:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông

 - Mặc dù Trung Quốc tỏ ra khó chịu về mối quan hệ năng lượng đang ngày càng bền chặt giữa Ấn Độ và Việt Nam, New Delhi vẫn đang lên kế hoạch ‘bơm’ thêm 145,94 triệu USD vào lĩnh vực khai thác khí đốt ở Biển Đông.

>> Ấn Độ ủng hộ quan điểm của Việt Nam về hợp tác dầu khí trên Biển Đông
>> 'Ấn Độ đang hợp tác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam'

Một giàn khoan Ấn Độ liên doanh với Việt Nam trên Biển Đông. (Ảnh: India TV)

Mặc dù phía Trung Quốc liên tục tỏ thái độ khó chịu với sự hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam, nhưng điều đó không ngăn cản được New Delhi bắt tay chặt hơn và động thái này của Ấn Độ được cho là đã thể hiện những ý nghĩa chiến lược. Nội các của Liên minh Ấn Độ sẽ xem xét đề nghị này.

Với khoản đầu tư trên, Ấn Độ đang muốn nâng cao cổ phẩn của OVL, công ty con chuyên hoạt động ở nước ngoài của Tập đoàn Dầu và Khí đốt tự nhiên ONGC, trong liên minh khai thác khí đốt tại lô 6.1 thuộc bể Nam Côn Sơn, ngoài khơi bờ biển phía nam của Việt Nam. Hiện tại, OVL sở hữu 45% cổ phần, trong khi BP (British Petroleum) có 35% và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sở hữu 20% cổ phiếu còn lại.

Khi BP rút khỏi liên doanh để thu tiền bù đắp cho những tổn thất phát sinh trong vụ tràn dầu tại Vịnh Mexico, OVL đã xem xét mua lại số cổ phần này. Trong khi đó, Việt Nam cũng đang sẵn sàng chào đón những công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là ở những vùng biển thuộc chủ quyền ở Biển Đông.

Ngoài hai mỏ khí ngoài khơi, liên doanh cũng đang tiến hành một dự án năng lượng và đường ống dẫn.

Theo tờ Hindustan Times (Ấn Độ), trước đây, Trung Quốc đã phản đối sự tham gia hợp tác của OVL với Việt Nam trong việc khai thác lô số 127 và 128 ở Biển Đông ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Việt Nam đã kiên quyết khẳng định chủ quyền đối với hai lô này, bởi chúng hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Một quan chức Ấn Độ có liên quan đến kế hoạch này cho biết: "Lô khí đốt này không nằm trong khu vực tranh chấp, dự án sẽ đem lại cho chúng tôi doanh thu tốt”.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Hàng chục tỷ USD bí mật vào Triều Tiên như thế nào?
Quan hệ Nga-Nhật và chai rượu mùa nho năm 1855
Quân cảng Cam Ranh: Bí mật địa thế chiến lược quân sự
Chiêu 'miệng hố chiến tranh' của Triều Tiên thất bại
Báo Nga bình luận về chuyến công du của Thủ tướng
Nực cười với ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc
Truyền thông Nga: Việt Nam đàm phán mua tên lửa của Nga?

Phạm Khánh (Infonet)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động