RSS Feed for Phê duyệt danh mục dự án tăng trưởng xanh ở Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 03:48
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phê duyệt danh mục dự án tăng trưởng xanh ở Việt Nam

 - Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý phê duyệt Danh mục dự án "Hỗ trợ thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam" vận động tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc, tổng kinh phí viện trợ không hoàn lại là 2.000.000 USD, trong đó vốn đối ứng là 4 tỷ VNĐ (Văn bản số 8832/VPCP-QHQT, ngày 2/11/2012).

 

 

>> Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
>> Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp
>> 272 triệu euro cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và năng lượng Việt Nam

Vốn đối ứng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối trong ngân sách chi hành chính sự nghiệp được phân bổ hàng năm.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ Việt Nam chính thức đề nghị Chính phủ Hàn Quốc tài trợ cho dự án.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” (Quyết định số: 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012), với mục tiêu tổng quát, tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, “Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” với 3 nhiệm vụ chiến lược:

Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch năng lượng tái tạo: Giai đoạn 2011 - 2020, nhiệm vụ Chiến lược đề ra là giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8 - 10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1 - 1,5% mỗi năm. Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10 - 20% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó, mức tự nguyện khoảng 10%, 10% còn lại mức phấn đấu khi có thêm hỗ trợ quốc tế.

Đến năm 2030, giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5% - 2%, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 20 - 30% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó, mức tự nguyện 20%, 10% còn lại mức phấn đấu khi có thêm hỗ trợ quốc tế.

Đến năm 2050, giảm mức phát thải nhà kính mỗi năm 1,5 - 2%.

Xanh hóa sản xuất: Thực hiện một chiến lược "công nghiệp hóa sạch" thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm.

Đến 2020, giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42 - 45%; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường là 80%, áp dụng công nghệ sạch hơn 50%, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phấn đấu đạt 3 - 4% GDP.

Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững: Nhằm xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, Chiến lược đặt nhiệm vụ kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi, chất lượng cao mang đậm bản sắc dân tộc cho xã hội Việt Nam hiện đại. Thực hiện đô thị hóa nhanh, bền vững, duy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn và tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới toàn cầu.

Đến năm 2020, 60% đô thị loại III có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định, với đô thị loại IV, loại V và các làng nghề là 40%; 100% khu vực bị ô nhiễm nặng được cải thiện môi trường; tỷ lệ đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh phấn đấu đạt 50%.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Thủ tướng Nga: "Quan hệ với Việt Nam là ngoại lệ"
Ứng viên ghế Thủ tướng Trung Quốc là người 'khác biệt'
Chọn người chất vấn: 'Ưu tiên' Thống đốc

 

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động