RSS Feed for trưởng xanh Thứ tư 24/04/2024 23:57
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Vai trò tư nhân trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Vai trò tư nhân trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, sạch môi trường. Tuy nhiên, thời gian qua, đầu tư và kết quả còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng; trong đó, vai trò tư nhân còn rất hạn chế, cần có cơ chế chính sách khuyến khích.
Tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu nền kinh tế

Tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu nền kinh tế

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên nhiên liệu-năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng loại như: than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo… trong đó, đáng chú ý tiềm năng lớn là năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển kinh tế những năm vừa qua cho thấy sự biến động về nhiên liệu và năng lượng diễn biến khá phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô, chúng ta vẫn phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới, mà chúng ta còn có thể xuất khẩu nguồn tài nguyên này dưới dạng năng lượng và thành phẩm đã chế biến, thích ứng với sự biến động của thị trường.
Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Tài nguyên nhiên liệu và năng lượng là nguồn lực cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, quốc gia nào giàu có về nguồn tài nguyên này là cơ sở tiền đề tốt nhất cho đáp ứng đầu vào của hệ thống kinh tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức về chính trị và an ninh quốc phòng. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên nhiên liệu-năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng loại như than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt, năng lượng biển… trong đó đáng chú ý tiềm năng lớn là năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. Tuy nhiên thực tiễn phát triển kinh tế những năm vừa qua cho thấy sự biến động về nhiên liệu và năng lượng diễn biến khá phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô, chúng ta vẫn phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới mà chúng ta còn có thể xuất khẩu nguồn tài nguyên này dưới dạng năng lượng và thành phẩm đã chế biến, thích ứng với sự biến động của thị trường.
Tìm giải pháp tài chính cho "tăng trưởng xanh"

Tìm giải pháp tài chính cho "tăng trưởng xanh"

Ngày 12/3, các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia về biến đổi khí hậu đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã họp mặt ở Hà Nội để cùng trao đổi, tìm kiếm các giải pháp, cách thức tài trợ cho “tăng trưởng xanh” với phát thải các-bon thấp.
Giấc mơ xanh...

Giấc mơ xanh... 1

Mới đó mà gần nửa đầu thập kỷ 2010 sắp trôi qua. Sóng gió trong những ngày đầu thập kỷ do dư chấn cơn bão khủng hoảng tài chính dữ dội cuối thập kỷ trước cũng dịu dần. Cả trái đất dù chao đảo với bão tài chính, với sóng thị trường năng lượng và lương thực, với lốc biến đổi khí hậu, với những chấn động chính trị - xã hội hay thách thức an ninh ở khu vực này, khu vực khác, đang dần lấy lại thăng bằng. Vậy ta có thể chờ đợi gì ở nửa sau của thập kỷ 2010?
Giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực châu Á

Giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực châu Á

Sự phát triển kinh tế quá nóng của một số quốc gia châu Á làm cho nhu cầu về năng lượng tăng cao (nhu cầu năng lượng của châu Á tăng khoảng 40%, so với mức tăng chưa đến 5% của Bắc Mỹ) cùng với việc sử dụng năng lượng không hiệu quả dẫn đến nguy cơ khan hiếm nguồn năng lượng. Đây là một trong những thách thức trong phát triển của các nước này.
Vai trò năng lượng tái tạo trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam (Kỳ 2)

Vai trò năng lượng tái tạo trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam (Kỳ 2)

Nguồn năng lượng truyền thống của nước ta đang suy giảm dần do trữ lượng có hạn mà nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, kèm theo đó là việc tiêu thụ năng lượng này đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việt Nam có tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo, phát triển năng lượng tái tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí đồng thời giảm phát thải khí nhà kính. Vì thế, Việt Nam cần tăng cường đầu tư và hỗ trợ phát triển NLTT để bảo vệ môi trường, đảm bảo năng lượng phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững mà Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã định hướng.
Vai trò năng lượng tái tạo trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam (Kỳ 1)

Vai trò năng lượng tái tạo trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam (Kỳ 1)

Tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính, dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong quá trình phát triển. Bài báo trình bày về vai trò của năng lượng tái tạo (NLTT) trong việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của Quốc gia thông qua những những nét chính về hiện trạng hoạt động năng lượng; mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của tăng trưởng xanh; tiềm năng và khả năng khai thác NLTT ở Việt Nam; sử dụng NLTT hiện nay, triển vọng trong thời gian tới và đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển NLTT cho Chiến lược tăng trưởng xanh.
Tăng cường hợp tác 3R, hướng tới phát triển nền kinh tế xanh

Tăng cường hợp tác 3R, hướng tới phát triển nền kinh tế xanh

Với chủ đề “Tương lai chúng ta mong muốn”, Diễn đàn khu vực châu Á lần thứ tư về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải (3R) diễn ra tại Hà Nội, từ ngày 18 đến 20/3/2012, với sự tham tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ 31 quốc gia, tổ chức châu Á - Thái Bình Dương, bàn thảo nhiều vấn đề cấp thiết.
Tăng trưởng xanh trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Tăng trưởng xanh trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, việc lựa chọn và thực hiện tăng trưởng xanh cũng đang trở thành con đường tất yếu trong định hướng phát triển bền vững mà Ðảng và Nhà nước ta đã xác định. Bài viết dưới đây của PGS, TS Phạm Minh Chính sẽ góp phần làm rõ thêm một số nội dung xung quanh chủ đề này.
Phát triển năng lượng xanh cho mùa xuân vĩnh hằng

Phát triển năng lượng xanh cho mùa xuân vĩnh hằng

Quá trình phát triển hàng nghìn năm của nhân loại, đặc biệt trong hai thế kỷ vừa qua, con người đã sử dụng quá mức tài nguyên của trái đất. Trong lĩnh vực năng lượng, tiêu thụ năng lượng thương mại toàn thế giới trong hai thế kỷ qua tăng hơn một ngàn lần: Năm 1800 chỉ tiêu thụ 11 triệu TOE than đá, năm 2005 tổng tiêu thụ lên tới 11.500 triệu TOE. Con người đã nhận thức thấm thía rằng, hành tinh của chúng ta là hữu hạn, có thể mất mùa xuân, cần được bảo vệ và chung sống. Nhiều nguyên tắc phát triển được đề xuất như: nguyên tắc 3E (Economy-Energy-Environmet); Phát triển bền vững( Sustanabile development); Tăng trưởng xanh(Green growth)... Các nguyên tắc, quan điểm phát triển đều có chung mục tiêu là điều chỉnh hành vi của con người chung sống với hành tinh, với thiên nhiên, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, phục vụ lâu dài cho con người.
Năng lượng tái tạo: Tiềm năng và thực trạng phát triển của Việt Nam (Kỳ 2)

Năng lượng tái tạo: Tiềm năng và thực trạng phát triển của Việt Nam (Kỳ 2)

Cuộc cách mạng về năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học thế kỷ 21 này sẽ là cuộc cách mạng của thế hệ trẻ, và các thế hệ tương lai của đất nước khi không còn những nguồn năng lượng khác, cuộc cách mạng này sẽ đóng góp cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của Việt Nam, tiết kiệm hàng tỷ đôla cho đất nước mỗi năm, tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, là cánh tay của đất nước trong việc chống lại biến đôi khí hậu, giảm hiệu ứng nhà kính, chống ngập lụt, hạn hạn, và sự nóng lên của các thành phố, tiết kiệm năng lượng khi sử dụng năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học...
Phát triển công nghệ thông tin xanh, kinh nghiệm từ  thế giới

Phát triển công nghệ thông tin xanh, kinh nghiệm từ thế giới

Phát triển công nghệ thông tin xanh và thực hiện tăng trưởng xanh - Đây là mô hình đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, mục tiêu của công nghệ thông tin xanh là làm cho ngành công nghệ thông tin trở nên xanh, lành mạnh để phục vụ cuộc sống; đồng thời sử dụng công nghệ thông tin để làm cho các ngành kinh tế - xã hội trở nên xanh, ngăn ngừa ô nhiễm không khí, nước, đất; ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hàn Quốc “Carbon thấp, tăng trưởng xanh” là mẫu hình Quốc gia

Hàn Quốc “Carbon thấp, tăng trưởng xanh” là mẫu hình Quốc gia

Hàn Quốc đã có một thời kỳ lâu dài đối mặt với ô nhiễm môi trường. Do nguồn tài nguyên hạn chế, lại quyết tâm hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối đa trong thời gian tối thiểu, kết quả là tiến trình công nghiệp hoá và đô thị hoá mạnh mẽ ở đã dẫn đến huỷ hoại môi trường. Những khu công nghiệp sản xuất tập trung thải ra quá mức chất gây ô nhiễm. Mật độ dân cư gia tăng làm phát sinh nhiều vấn đề môi trường, nhất là ô nhiễm rác thải. Quá trình độ thị hóa thu hẹp đáng kể đất nông nghiệp và vành đai xanh. Bên cạnh đó là nạn phá rừng. Các trang trại ở nông thôn sử dụng tràn lan phân bón và thuốc trừ sâu, đã phá huỷ hệ sinh thái, đặc biệt là suy thoái đất và ô nhiễm nguồn nước.
Phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

Phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các - bon ra thị trường thế giới (Văn bản số: 1775/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 11 năm 2012).
1 2
Phiên bản di động