RSS Feed for Đức có nhiều nhà máy điện than gây ô nhiễm nhất châu Âu | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 01:46
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đức có nhiều nhà máy điện than gây ô nhiễm nhất châu Âu

 - Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC), có tới 5/10 nhà máy điện than độc hại nhất châu Âu nằm ở Đức.

>> Tìm giải pháp tài chính cho "tăng trưởng xanh"
>> Hệ lụy môi trường do khai thác than quá mức của Trung Quốc
>> Khai thác đá phiến và mục tiêu giảm 40% khí thải của EU

Đường dây điện cao thế tại nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá ở Nierderaussem, Đức

Trong danh sách này, nhà máy điện Bełchatów ở Ba Lan đứng đầu, tiếp đến là ba nhà máy của Đức, trong đó có hai nhà máy (Niederaußem và Neurath) của công ty điện RWE và một nhà máy (Jänschwalde) của Vattenfall. 

Theo tổ chức bảo vệ môi trường Sandbag, riêng lượng khí thải CO2 của hai nhà máy điện đứng đầu danh sách đã bằng lượng khí thải của cả một quốc gia như Slovenia. Trong danh sách còn có 2 nhà máy của Anh, 1 của Hy Lạp và 1 của Italy.

Điện than đặc biệt gây hại cho môi trường. Theo các nhà khoa học tại Cục Môi trường liên bang Đức (UBA), sản xuất điện từ than ở Đức chiếm khoảng 1/3 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở nước này và trong những năm qua, lượng khí thải CO2 tiếp tục tăng mạnh, bất chấp những đầu tư rất lớn cho các nguồn năng lượng tái tạo.

Năm ngoái, điện sản xuất từ than bùn ở Đức đạt 162 tỷ kWh, mức cao nhất kể từ năm 1990 và chiếm 25% trong tổng số 629 tỷ kWh giờ tổng lượng điện được sản xuất ở Đức. Bên cạnh đó, sản lượng điện từ than đá cũng tăng lên 124 tỷ kWh. Như vậy, lượng điện than chiếm tới 45,5% tổng sản lượng điện ở Đức trong năm 2013, tăng 44% so với năm trước đó. 

Các nhà môi trường cảnh báo với mức sản xuất điện than như hiện nay, Đức có thể không đạt mục tiêu về giảm 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với năm 1990 như đã đề ra.

Trong khi đó, Chính phủ liên bang và đại diện 16 bang ở Đức đã nhất trí trên nguyên tắc về kế hoạch cải cách Luật Năng lượng tái tạo (EEG) nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng điện than cũng như năng lượng nguyên tử. 

Theo kế hoạch này, Chính phủ Đức sẽ tăng thị phần điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo lên 40-45% vào năm 2025 từ mức khoảng 25% hiện nay. Đối với nguồn năng lượng từ sức gió, Chính phủ Đức đặt mức giới hạn 2.500 MW, trong đó hệ thống các công viên gió trên biển sẽ đạt 6,5 MW vào năm 2020 với mức tăng tối đa hàng năm 1,5 GW cho tới thời điểm này.

Nguồn: Vietnamplus

SỰ KIỆN BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Đâu là sự khác biệt giữa Crimea và Kosovo?
"Canh bạc" toàn cầu của Hoa Kỳ đang thu nhỏ
Người Nga đang nghĩ gì về Tổng thống Putin?
Nguồn gốc của "căn bệnh Thái Lan"
Campuchia trước chính sách nước đôi của Trung Quốc
Chủ tịch Kim Jong-Un qua lời kể của người "vú em"
Kịch bản về một cuộc chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động