Các nước Nam Á có thể cắt giảm 1/5 lượng khí gây hiệu ứng nhà kính
16:27 | 11/03/2013
>> EP ủng hộ dừng trao đổi hạn ngạch khí thải nhà kính
>> Thủ phạm gây ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc chính là... than đá
>> "An ninh năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu"
>> Lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới tăng kỷ lục
>> Trung Quốc và chiến lược an ninh năng lượng
>> Trung Quốc công bố Sách Trắng 2012 về năng lượng
>> Ấn Độ phản đối Trung Quốc xây thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo
Đề cập tới tác động của biến đổi khí hậu, chuyên gia trưởng về biến đổi khí hậu Vụ Nam Á của ADB, Mahfuz Ahmed đã khuyến cáo rằng, sinh kế của hơn 200 triệu người ở 5 quốc gia nói trên đang bị đe dọa bởi sự mất mát nhanh chóng các lớp tuyết phủ trên dãy Himalaya và mực nước biển dâng.
Trong khi đó, lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính liên quan đến năng lượng hàng năm ở Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, và Sri Lanka được dự báo sẽ tăng mạnh, từ tương đương 58 triệu tấn dioxyt carbon năm 2005 lên 245 triệu vào năm 2030, hay sử dụng năng lượng sơ cấp ở 5 nước này vào năm 2030 sẽ vào khoảng 3.600 petajoules, cao hơn 2,4 lần so với năm 2005, chủ yếu do tiêu thụ tăng từ ngành công nghiệp và giao thông vận tải.
Nghiên cứu của ADB chỉ ra rằng, việc áp dụng các công nghệ sạch, chi phí thấp, quy mô từ nhỏ đến lớn, bao gồm thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng tái tạo hay năng lượng sạch hơn, như chất thải rắn hoặc khí; nâng cấp công nghệ tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Nghiên cứu này cũng cho rằng sử dụng các sản phẩm xanh hơn, chẳng hạn như các bếp đun nấu bằng năng lượng mặt trời, xe chạy điện hay các xe chạy diesel hiệu quả hơn, hoặc các tàu đánh cá chạy bằng nhiên liệu sinh học, sẽ đòi hỏi mức đầu tư tới 10 USD cho mỗi tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính, song có thể giúp cắt giảm 27,9 triệu tấn, hay 20% lượng khí phát thải liên quan đến năng lượng hàng năm, dự kiến ở mức tương đương 125,5 triệu tấn khí dioxyt carbon, vào năm 2020 của các nước trong khu vực này.
Tuy nhiên, để làm được điều này, các quốc gia Nam Á phải vượt qua nhiều thách thức, trong đó có việc tạo ra các thông tin chắc chắn, cung cấp tài chính và các ưu đãi có thể để khuyến khích người sử dụng chuyển sang các công nghệ sạch hơn, loại bỏ trợ cấp nhiên liệu cả trực tiếp lẫn gián tiếp, và các nước, các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc xây dựng một kế hoạch tốt hơn, phát triển các thị trường năng lượng xuyên biên giới và thúc đẩy phát triển xanh.
Ông Mahfuz Ahmed nhấn mạnh rằng, việc thực thi thuế cacbon và tận dụng cơ hội giá hạn ngạch cácbon gia tăng trên thị trường toàn cầu có thể giúp 5 nước Nam Á giảm thêm 1/5 lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.
Ấn Độ, nước tiêu dùng năng lượng lớn nhất và phát thải nhiều nhất các loại khí gây hiệu ứng nhà kính ở Nam Á, mặc dù không phải là đối tượng trong nghiên cứu lần này, song ADB dự báo tiêu thụ năng lượng của quốc gia đông dân nhất và lớn nhất khu vực sẽ tăng hơn năm lần so với mức của năm 2005, lên khoảng 63.000 petajoules vào năm 2030.
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Nam - Bắc Triều Tiên chuẩn bị chiến tranh?
Báo quốc tế 'đồn đoán' về tương lai cảng Cam Ranh
Tướng lĩnh Trung Quốc kêu gọi tăng ngân sách cho quân đội
Trung Quốc bước vào thời đại Tập Cận Bình
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)