Wartsila đề xuất đầu tư nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt (ICE) ở Ninh Bình
08:43 | 21/08/2023
Phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII, bài học cho Quy hoạch điện VIII Kiểm điểm giai đoạn trên 10 năm phát triển nguồn điện ở Việt Nam vừa qua đã cho thấy: Chậm trễ (thậm chí không thể triển khai đầu tư) nhiều nguồn điện truyền thống do bế tắc về vốn đầu tư, nhiên liệu, quy định pháp luật, công tác điều hành, năng lực của một số chủ đầu tư... Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích nguyên nhân cản trở tiến độ phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII và gợi ý một số giải pháp thúc đẩy các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII. |
Vai trò của nhà máy điện ICE đối với Hệ thống điện Việt Nam Để độc giả có thể hiểu thêm về động cơ đốt trong linh hoạt (ICE), bài viết sau đây sẽ tóm lược các thông tin chính, phân tích và đánh giá về động cơ ICE và từ đó đưa ra đề nghị lưu ý khi sử dụng nhà máy điện ICE bổ sung cho Hệ thống điện Việt Nam. |
Theo ông Frederic Carron - Phó Chủ tịch Wartsila: Wartsila là Tập đoàn hàng đầu của Phần Lan chuyên cung cấp các giải pháp giảm phát thải các bon cho lĩnh vực hàng hải và năng lượng. Tính đến thời điểm hiện tại, Wartsila đã xây dựng trên 5.000 nhà máy điện, với 12.000 tổ máy ICE có tổng công suất 76.000 MW tại 180 nước trên thế giới.
Các nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt (ICE) của Wartsila được thiết kế theo mô-đun và có thể được xây dựng nhanh chóng (chỉ trong vòng 12 - 15 tháng), giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng một cách hiệu quả. Đặc biệt là ICE có độ linh hoạt cao, có thể hòa lưới trong vòng chưa đầy 30 giây (kể từ khi khởi động) và có thể đạt đầy tải trong vòng chưa đầy 2 phút. Nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt (ICE) có hệ thống quan trắc khí thải tự động, hệ thống làm mát tuần hoàn (không tiêu thụ nước), đáp ứng các tiêu chuẩn phát thải quốc tế, cũng như của Việt Nam.
Tại buổi làm việc, ông Frederic Carron đã đề xuất với UBND tỉnh Ninh Bình việc đầu tư xây dựng dự án nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt (ICE), công suất 300 MW, với 17 tổ máy ICE tại tỉnh Ninh Bình. Tổng mức đầu tư của dự án là khoảng 5.600 tỷ đồng.
Trao đổi với đối thác Phần Lan, ông Phạm Quang Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết: Trong quy hoạch chung đô thị của tỉnh, Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình hiện nay sẽ phải sớm dừng hoạt động, đóng cửa. Do vậy, tỉnh hoan nghênh Wartsila đã phối hợp với Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình nghiên cứu, có giải pháp thay thế, để bảo đảm an ninh năng lượng cho quốc gia, cũng như khu vực. Tuy nhiên, vị trí đặt nhà máy cần phải tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo hợp lý, hài hòa các lợi ích.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cũng đề nghị Wartsila cung cấp thêm các thông tin về dự án, đặc biệt là các giải pháp bảo vệ môi trường, đi cùng với việc xây dựng và vận hành nhà máy sau này. Đồng thời cho biết: Khi có đầy đủ thông tin, các cấp có thẩm quyền của tỉnh sẽ bàn bạc, quyết định, thông tin sớm tới nhà đầu tư về việc chấp thuận, hay không chấp thuận về dự án sử dụng công nghệ động cơ đốt trong linh hoạt (ICE).
Theo đánh giá của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Các nhà máy điện ICE có thể đóng góp một vai trò quan trọng, là giải pháp nhằm giải quyết những thách thức mà hệ thống điện Việt Nam đang phải đối mặt. Trong giai đoạn ngắn hạn, nhà máy điện ICE có thể giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng một cách hiệu quả. Còn về lâu dài, cùng với hệ thống pin tích trữ năng lượng, các nhà máy điện ICE có thể giúp cân bằng nguồn năng lượng tái tạo, duy trì độ ổn định và độ tin cậy, cũng như tối ưu hóa hệ thống điện quốc gia./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM