RSS Feed for Vinacomin thông tin về thuế và công nghệ sản xuất alumina | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 23:44
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vinacomin thông tin về thuế và công nghệ sản xuất alumina

 - Trước thông tin một số cơ quan báo chí đưa, về mức thuế xuất khẩu alumina là 0%, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), vừa có ý kiến chính thức về vấn đề này.

 

>> Vinacomin thông tin về hai dự án bauxite Tây Nguyên
>> Vinacomin đã sản xuất trên 31.000 tấn alumin
>> Bùn đỏ là nguyên liệu sản xuất thép và vật liệu xây dựng
>> Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương hoàn thành Nhà máy alumin Nhân Cơ
>> Chính phủ đánh giá xử lý bùn đỏ bauxite Tân Rai

 

Sản phẩm của nhà máy alumina Tân Rai trong quá trình chạy thử

Theo Vinacomin, mặt hàng ô xít nhôm (alumina) có mã số hàng hóa (mã HS) là 2818.20.00, với mức thuế suất (thuế xuất khẩu) là 0%, mức thuế này tương đương với mức thuế 0% của các nước xuất khẩu chính alumina như: Brazil, Ấn độ, Australia...

Trong danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của các nước, sản phẩm alumina được khai báo và thống kê theo phân nhóm “Ôxít nhôm” với mã số 2818.20 chứ không xếp vào phân nhóm “Quặng nhôm và tinh quặng nhôm” có mã số 2606.00.

Sản phẩm alumin (ô xít nhôm: Al2O3) không phải là tinh quặng nhôm, mà là một loại hàng hóa được chế biến rất sâu từ tinh quặng nhôm ra.

Alumina là một loại sản phẩm rất tinh khiết, khác về bản chất đối với các loại quặng nhôm thô và tinh quặng nhôm. Ví dụ, đối với sản phẩm alumina do Tổ hợp alumina Tân Rai sản xuất, hàm lượng ô xít nhôm Al2O3 trong alumin là > 98,6%, cao hơn quy định về xuất khẩu sản phẩm khoáng sản alumina hiện nay Al 2O3 > 98,5%.

Từ tinh quặng nhôm phải qua nhà máy luyện kim (nhà máy alumina) mới sản xuất ra alumina. Để sản xuất ra alumina từ tinh quặng nhôm, phải làm thay đổi cả cấu trúc mạng tinh thể của tinh quặng nhôm (Suất đầu tư để khai thác quặng nhôm thô chỉ khoảng 20 USD/tấn; suất đầu tư để sản xuất ra tinh quặng nhôm khoảng 45 - 50 USD/tấn; Suất đầu tư để sản xuất ra Alumin lên đến 1.000 USD/tấn).   

Còn mức thuế suất 15-40% ở mục 16 trong Nghị quyết số Nghị quyết 710/2008/UBTVQH12 là được áp dụng cho quặng sắt và quặng nhôm, chứ không phải thuế suất áp dụng cho alumina.

Ngoài ra, trong quá trình khai thác quặng bauxite và sản xuất alumina, Vinacomin sẽ có nghĩa vụ nộp các khoản thuế khác theo luật hiện hành như: thuế và phí môi trường, thuế VAT, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp…

Công nghệ sản xuất alumina

Vinacomin cũng thông tin về công nghệ của dự án bauxite. Tổ hợp nhà máy Alumina Nhân Cơ (tương tự như ở Tân Rai) có 3 nhà máy: Nhà máy Alumina 650.000 tấn alumina/năm; Nhà máy nhiệt điện sử dụng than công suất 30 MW (2 tổ máy x 15 MW) và Nhà máy khí hóa than cấp nhiệt để nung Hydrat chế biến thành Alumina.

Công nghệ nguồn để sản xuất alumina trên thế giới đang sử dụng phổ biến là Công nghệ Bayer sản xuất alumina bằng phương pháp thuỷ luyện. Công nghệ được sử dụng trong 2 Dự án Alumin Tân Rai và Nhân Cơ của Vinacomin là Công nghệ Bayer châu Mỹ là công nghệ chung của thế giới đang được vận hành tại các nhà máy alumin xử lý quặng bauxite dạng gip-xit chứ không phải là công nghệ của Trung Quốc.

Trên thế giới theo thống kê, năm 2007 có khoảng 27 nhà máy sản xuất alumin xử lý quặng bauxit gip-xit, trong đó 26/27 nhà máy dùng công nghệ hoà tách ở nhiệt độ 140-145 độ C tương tư như áp dụng ở Tân Rai và Nhân Cơ.

Hiệu suất thu hồi sản phẩm alumin, tiêu hao nguyên liệu, nước, điện năng… của hai dự án alumin ở Lâm Đồng và Nhân Cơ tương đương và thấp hơn so với hãng Pechiney-AP-Pháp đề xuất cho dự án Tân Rai.

 

Trước đó, Vinacomin cũng đã thông tin về dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng và Dự án Alumin Nhân Cơ - Đăk Nông. Theo Vinacomin, dự án bauxite - nhôm Lâm Đồng đã hoàn thành Nhà máy tuyển quặng, Nhà máy alumina. Đến nay, đã khai thác được trên 1,6 triệu tấn quặng bauxite và sản xuất được trên 265.000 tấn quặng tinh bauxite (tính đến tháng 4/2013). Tính đến tháng 4/2013, tổng giá trị đầu tư đã thực hiện của toàn bộ dự án này khoảng 11.612 tỷ đồng, tổng giá trị đã giải ngân khoảng 11.125 tỷ đồng. Dự kiến đến tháng 5/2013 sẽ tiến hành chạy đồng bộ các chỉ tiêu để đưa Nhà máy alumina vào sản xuất sản phẩm thương mại đầu tiên.

Dự án Alumin Nhân Cơ - Đăk Nông, tổng giá trị đã thực hiện của toàn bộ dự án và một số dự án khác liên quan là khoảng 6.836 tỷ đồng, trong đó, đã giải ngân gói thầu EPC đạt khoảng 4.606 tỷ đồng. Dự án này bao gồm: Nhà máy tuyển quặng bauxite và Nhà máy alumin Nhân Cơ. Vinacomin đã báo cáo Thủ tướng điều chỉnh một số nội dung của gói thầu EPC để triển khai thực hiện đối với Nhà máy tuyển quặng bauxite.

Gói thầu EPC Nhà máy alumin Nhân Cơ đã triển khai thực hiện 72/73 hạng mục. Dự kiến Nhà máy có sản phẩm vào năm 2014.

Người phát ngôn của Vinacomin về các dự án bauxite, TS. Nguyễn Tiến Chỉnh cho biết, Vinacomin đã thuê tư vấn tính toán và thẩm tra lại tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế của 2 dự án. Kết quả cho thấy, dự án đều có hiệu quả kinh tế trên 3 thông số về tác động kinh tế - xã hội, nộp NS Nhà nước, tài chính doanh nghiệp cũng như thời gian hoàn vốn giản đơn. Theo tính toán, thời gian hoàn vốn của Tổ hợp nhôm Lâm Đồng là 12 năm, còn Nhân Cơ là 13 năm. Hàng năm, 2 dự án nộp ngân sách bình quân khoảng 850 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dự án còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội tổng thể, tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động, phát triển dịch vụ, công nghiệp phụ trợ, tạo tiền đề xây dựng và phát triển ngành công nghiệp nhôm ổn định và bền vững trong tương lai.

Công nghệ của 2 Nhà máy được khẳng định sản xuất alumin bằng phương pháp thủy luyện là công nghệ tiên tiến và phổ biến trên thế giới đang áp dụng, xuất xứ từ châu Mỹ. Theo thông tin có 26/27 nhà máy kể cả ở những nơi như Úc đang sử dụng phương pháp khai thác, sản xuất này.

Hiện tại, Vinacomin đã ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm alumin với Công ty Marubenin (Nhật Bản) và Công ty Nhôm Vân Nam (Trung Quốc). Ngoài ra, các công ty của Thụy sỹ, Hàn Quốc, Anh, Malaysia… cũng bày tỏ quan tâm xem xét mua alumin của Việt Nam. Tập đoàn cho biết việc tiêu thụ sản phẩm của 2 dự án này là hoàn toàn khả thi.

Về vấn đề đảm bảo môi trường, theo Vinacomin, với công nghệ khai thác hiện nay, sẽ tốt cho môi trường cây trồng sau khi hoàn nguyên. Còn về hồ bùn đỏ, công nghệ thải sẽ làm bùn “khô tự nhiên” và sẽ không thể xảy ra nguy cơ vỡ đập như lo ngại trước đây. Các chuyên gia đánh giá thiết kế khu vực hồ là trên mức an toàn so với yêu cầu.

Bùn đỏ của các dự án tại Tây Nguyên cũng là loại dễ xử lý hơn thông thường, thậm chí có nhiều nghiên cứu xử lý thu được sắt, xút. Nguồn nước đã được dự trù cung cấp ổn định và tin cậy cho 2 dự án.

NangluongVietnam.vn

 

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Hàng chục tỷ USD bí mật vào Triều Tiên như thế nào?
Quan hệ Nga-Nhật và chai rượu mùa nho năm 1855
Quân cảng Cam Ranh: Bí mật địa thế chiến lược quân sự
Chiêu 'miệng hố chiến tranh' của Triều Tiên thất bại
Báo Nga bình luận về chuyến công du của Thủ tướng
Nực cười với ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc
Truyền thông Nga: Việt Nam đàm phán mua tên lửa của Nga?

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động