RSS Feed for Việt Nam, Indonesia, CIF-ACT bàn về thách thức đóng cửa sớm nguồn điện than | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 16/09/2024 05:56
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Việt Nam, Indonesia, CIF-ACT bàn về thách thức đóng cửa sớm nguồn điện than

 - Trong khuôn khổ Hội nghị COP27 tại Ai Cập, Tổ chức đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á đã tổ chức buổi thảo luận bàn tròn về nỗ lực đóng cửa các nhà máy điện than tại khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu nhằm thảo luận sâu về việc dừng nguồn điện than để đạt phát thải ròng bằng “0” ở khu vực vào giữa thế kỷ, cũng như thách thức hướng tới một tương lai ít phục thuộc vào điện than hơn.
Việt Nam cần bao nhiêu công suất năng lượng tái tạo là đủ? Việt Nam cần bao nhiêu công suất năng lượng tái tạo là đủ?

Câu hỏi: Tỷ lệ công suất năng lượng tái tạo phi thủy điện bao nhiêu là đủ đáp ứng nhu cầu điện? Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Chỉ có điều chắc chắn là tỷ lệ đó không chỉ phụ thuộc vào bản thân công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) mà phụ thuộc lớn vào các nguồn điện giúp cân bằng NLTT trong hệ thống điện.

Tờ trình mới nhất về Quy hoạch điện 8 và một số đánh giá, nhận định của chuyên gia Tờ trình mới nhất về Quy hoạch điện 8 và một số đánh giá, nhận định của chuyên gia

Theo tinh thần nội dung Tờ trình Chính phủ ngày 13/10/2022 của Bộ Công Thương về hoàn thiện dự thảo Quy hoạch điện VIII, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số đánh giá về vấn đề nhiệt điện than, nguồn điện sử dụng khí trong nước, nguồn điện sử dụng LNG nhập khẩu, nguồn điện gió, mặt trời và chi phí sản xuất điện... cũng như một số nhận định dưới đây.

Chia sẻ tại buổi thảo luận, ông Pramudya - Cục trưởng Cục Điện lực, Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia cho biết: Gần đây, Tổng thống Indonesia đã thông qua chính sách hướng dẫn đóng cửa các nhà máy điện than sớm và giá năng lượng tái tạo. Indonesia đã nộp NDC (Đóng góp do quốc gia tự quyết định) cập nhật, tăng mục tiêu giảm phát thải khí CO2 từ 29% lên 31,89% bằng nỗ lực quốc gia. Trong trường hợp khi có hỗ trợ quốc tế, mức giảm phát thải tăng từ 41% lên 43,2% vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2060.

Tại Indonesia, dự kiến phát thải từ nhà máy điện bằng “0” trước năm 2060. Điều kiện để các nhà máy điện than đóng cửa sớm là khi có mạng lưới điện thay thế, việc chuyển đổi năng lượng đảm bảo công bằng, chi phí năng lượng trong phạm vị người dân có thể chi trả được và có cam kết hỗ trợ tài chính quốc tế (chi phí để chuyển đổi công bằng, thay thế năng lượng, đóng cửa sớm nhà máy).

Việt Nam, Indonesia, Quỹ đầu tư khí hậu thảo luận về đóng cửa nguồn điện than
Việt Nam, Indonesia và Quỹ đầu tư khí hậu (CIF-ACT) thảo luận bàn tròn về nỗ lực đóng cửa các nhà máy điện than tại khu vực Đông Nam Á.

Ông Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam) nhấn mạnh: Việt Nam là nước cam kết phát thải ròng bằng “0” vào 2050 và cần chuyển đổi năng lượng.

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi lớn. Tiềm năng phát triển điện gió có thể đạt tới 600 GW. Hiện nay, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 với mục tiêu phát thải ròng bằng “0”. Đồng thời, Việt Nam đã đệ trình NDC cập nhật năm 2022, tổng lượng phát thải giảm 43,5% so với BAU năm 2030 (đóng góp có điều kiện).

Cũng như Inddonesia, Việt Nam đang đàm phán với các quốc gia G7 về Tuyên bố chính trị Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) và hy vọng cuối năm sẽ hoàn thành.

Để thực hiện được JETP, Việt Nam gặp phải một số thách thức. Trước tiên là thiếu các công nghệ để chuyển đổi năng lượng, cần hợp tác với các nước khác sản xuất hydrogen, phát triển công nghệ lưu trữ khí thải CO2 (CCUS). Để đẩy nhanh quá trình phát thải ròng bằng “0”, Việt Nam có nhu cầu nguồn lực lớn và cần hỗ trợ từ các đối tác, đặc biệt là tài chính để giải quyết vấn đề tại các nhà máy điện than chưa hết vòng đời.

Theo ông Cường, một nhà máy cần 30 - 40 năm vận hành. Trong bối cảnh tăng dần điện gió, điện mặt trời, cách thức đền bù đối với các nhà máy điện than mới xây dựng và vận hành mà phải đóng cửa sớm như thế nào. Bên cạnh đó, cần tập trung vào phần “công bằng” trong JETP, cần chuyển đổi nghề cho các công nhân đang làm trong ngành khai thác than.

Ông Abhishek Bbhaskar - Trưởng nhóm chương trình Quỹ đầu tư khí hậu (CIF-ACT) đã chia sẻ kinh nghiệm làm sao để huy động nguồn lực tài chính cho các quốc gia thực hiện chuyển đổi năng lượng.

Theo ông Abhishek Bbhaskar, các quốc gia cần xây dựng những kế hoạch với mục tiêu cao nhất về giảm phát thải, như Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), quy hoạch điện; đưa các “ưu tiên” thành “cần ưu tiên chiến lược”. Việc thực hiện cần có chiến lược tổng thể và đóng góp từ phía đối tác phát triển. Việc nhân rộng quy mô triển khai cần có lộ trình cụ thể.

Tại buổi thảo luận, đại diện các bên cũng chia sẻ thách thức và cơ hội của các quốc gia Đông Nam Á trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi than để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng “0”; cách thức tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa những nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng, nhằm đẩy nhanh quá trình giảm phát thải và nâng cao vị thế của khu vực.

Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á có nhiều đối tác tham gia (bao gồm Chính phủ Pháp, Vương quốc Anh, Đức, Canada và một số tổ chức từ thiện)./.

CHU THANH HƯƠNG - BỘ TN-MT (TỪ SHARM EL-SHEIKH, CH AI-CẬP)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động