RSS Feed for Trước nguy cơ thiếu than cho sản xuất điện, Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 16/11/2024 07:20
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Trước nguy cơ thiếu than cho sản xuất điện, Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn

 - Nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện tăng cao trong thời gian sắp tới, mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc thực hiện ngay các biện pháp, cung cấp đủ than cho sản xuất điện.
Nhu cầu than của Việt Nam đến 2045: Dự báo, giải pháp đáp ứng và kiến nghị Nhu cầu than của Việt Nam đến 2045: Dự báo, giải pháp đáp ứng và kiến nghị

Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Chiến lược phát triển ngành than) trên cơ sở Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Cụ thể, ngày 11/3/2022 vừa qua, Bộ Công Thương đã có văn bản số 1225/BCT-DKT về việc “đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện”. Tại văn bản này, Bộ Công Thương đã yêu cầu TKV và Tổng Công ty Đông Bắc thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo năng lực sản xuất than, thực hiện mọi giải pháp đảm bảo cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện theo đúng hợp đồng mua bán/cung cấp than đã ký (đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện BOT sử dụng than trong nước để tránh xảy ra tình trạng phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu). Trong bất luận trường hợp nào cũng không được để thiếu than cho sản xuất điện theo cam kết tại Hợp đồng mua bán/cung cấp than đã ký.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN chỉ đạo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia có giải pháp điều độ phù hợp với tình hình thực tế, cũng như thông báo kế hoạch huy động cập nhật hàng tháng cho chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than để kịp thời thu xếp nguồn than cho sản xuất điện.

Trước đó, Bộ Công Thương đã nhận được một số văn bản của một số chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than báo cáo về việc TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cung cấp không đủ khối lượng than trong 2 tháng đầu năm 2022 theo hợp đồng mua bán/cung cấp than đã ký.

Số liệu đã được báo cáo Bộ Công Thương cho thấy: Trong tháng 2 vừa qua, tổng khối lượng than thực cấp của TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cấp cho các nhà máy nhiệt điện than của EVN chỉ tương đương 69,24% khối lượng hợp đồng đã ký và thấp hơn nhiều so với nhu cầu vận hành của các nhà máy này.

Đặc biệt, nhà máy Nhiệt điện than BOT Vĩnh Tân 1 cũng không được cung cấp đủ than theo như hợp đồng cung cấp than đã ký từ cuối năm 2013 và như vậy có thể dẫn tới nguy cơ phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu.

Trong một văn bản của TKV, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc không cung cấp đủ than cho sản xuất điện trong thời gian vừa qua là do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 dẫn đến thiếu hụt nhân lực làm việc tại các mỏ than. Bên cạnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt số ca nhiễm tăng mạnh từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần thì một diễn biến khác hết sức đáng chú ý tác động đến thị trường năng lượng quốc tế là cuộc xung đột Nga - Ucraina. Trong những ngày từ cuối tháng 2 trở lại đây, giá các loại nhiên liệu như dầu, khí, xăng và cả than ở nhiều thị trường quốc tế đã liên tục tăng cao. Việc vận chuyển nhiên liệu bằng các phương thức vận tải đều có nhiều khó khăn do các lệnh trừng phạt, kể cả các chuyến tàu biển vận chuyển than. Điều này không chỉ làm hạn chế khối lượng than lưu thông trên thị trường mà còn làm giá than quốc tế cũng đã tăng cao kỷ lục chưa từng có so với trước đây./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động