Tổng giám đốc EVN tiếp và làm việc với Giám đốc Siemens Energy Việt Nam
06:06 | 19/01/2024
Vì sao lại chọn phương án kéo điện lưới ra Côn Đảo, thay vì điện gió ngoài khơi? Ngày 16/1/2024, trong kỳ họp bất thường của Quốc hội, khi thảo luận ở tổ về tờ trình của Chính phủ về phân bổ vốn cho các dự án đầu tư công (trong đó có kế hoạch vốn ngân sách trung ương trên 2.520 tỷ đồng cho EVN để kéo điện lưới quốc gia ra Côn Đảo), đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội băn khoăn: Vì sao lại chọn phương án kéo điện lưới ra Côn Đảo, thay vì phát triển điện gió ngoài khơi, điện sinh khối tại đây? Trao đổi thêm về nội dung này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin dẫn lại 4 phương án của đơn vị tư vấn dưới đây để đại biểu và bạn đọc cùng tham khảo. |
Phát triển nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII - Nhận diện các thách thức và đề xuất giải pháp Sau hơn 2 năm được Bộ Công Thương trình và chỉnh sửa, đến ngày 15/5/2023 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điện VIII. Đây là một bản Quy hoạch thể hiện rõ tính “chuyển dịch năng lượng” của Việt Nam, thực hiện cam kết tiến tới trung hòa phát thải khí nhà kính vào năm 2050 (net-zero) tại COP26. Tuy nhiên, với hệ quả từ chậm trễ đầu tư xây dựng nhiều nguồn nhiệt điện lớn từ các quy hoạch điện trước, các thách thức để thực hiện Quy hoạch lần này còn rất lớn, ngay cả trong giai đoạn quan trọng trước mắt đến năm 2030. Dưới đây là phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về nguyên nhân, bài học và đề xuất các giải pháp thực hiện Quy hoạch điện VIII hiệu quả. |
Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2023 - Hoạt động trong biến động khôn lường 2023 là năm thứ ba thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội (giai đoạn 2021 - 2030), nhưng lại là nửa năm đầu tiên bắt đầu triển khai Quy hoạch điện VIII và trở thành năm nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành điện - một ngành kinh tế hạ tầng quan trọng của đất nước. Bài viết dưới đây của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin chia sẻ với bạn đọc một vài nét về những kết quả vượt thử thách trong sự biến động trong năm qua và gợi ý một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho EVN trong những năm sắp tới. |
Trao đổi tại buổi làm việc, ông Phạm Quang Vinh bày tỏ mong muốn được tiếp tục hợp tác với EVN trong quá trình số hóa, nâng cao hiệu suất vận hành, bảo trì các nhà máy điện của EVN. Cụ thể là hợp tác trong lĩnh vực công nghệ sản xuất hydrogen xanh, công nghệ tua bin điện gió và công nghệ truyền tải điện một chiều cao thế (HVDC) dùng truyền tải điện từ các nhà máy điện gió ngoài khơi về bờ.
Bên cạnh đó, Siemens Energy Việt Nam cũng mong muốn hợp tác với EVN trong việc tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì dài hạn cho Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 3 (sau khi EVN tiếp nhận quản lý, vận hành Nhà máy này).
Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn tiếp Giám đốc điều hành Siemens Energy Việt Nam Phạm Quang Vinh (ngày 18/1/2024). |
Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn đánh giá cao công nghệ, dịch vụ của Siemens Energy Việt Nam và cảm ơn vì sự hợp tác tốt đẹp trong thời gian qua. Đồng thời, mong muốn Siemens Energy tiếp tục hợp tác, hỗ trợ EVN trong việc tối ưu hóa hoạt động của các nhà máy điện, chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng.
Sau buổi làm việc, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi cụ thể về những đề xuất hợp tác trong thời gian tới.
Siemens đã hoạt động tại Việt Nam trên 30 năm. Một số dự án nguồn điện tiêu biểu của Siemens tham gia thực hiện tại Việt Nam có thể kể tới như các nhà máy điện: Phú Mỹ 2.1 (mở rộng), Phú Mỹ 3, Nhiệt điện Cà Mau, Nhiệt điện Nhơn Trạch 2... Siemens cũng là một trong những nhà cung cấp thiết bị cho các trạm biến áp 500kV như: Dốc Sỏi, Sông Mây, Sơn La...
Siemens và EVN đã ký các biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) trong giai đoạn 2012 - 2017 và giai đoạn từ tháng 11/2028 - 11/2023 đối với các lĩnh vực truyền tải, phân phối, nguồn điện, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM