TKV và TCT Đông Bắc bàn tháo gỡ vướng mắc tại một số dự án khai thác than
08:26 | 24/04/2023
Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ cuối]: Dự báo thị trường và giải pháp đáp ứng Trong các kỳ trước, chúng ta đã tham khảo các dự báo nhu cầu than đến năm 2045 - 2050, định hướng phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam. Để kết thúc chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề xuất các cơ chế, chính sách của Nhà nước, các giải pháp của ngành than, doanh nghiệp khai thác, tiêu thụ, nhập khẩu than đáp ứng nhu cầu than trong nước trong tương lai tới. |
Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 2]: Khai thác trong nước và nhập khẩu Trên cơ sở tài nguyên, trữ lượng, điều kiện địa chất và công nghệ khai thác các mỏ, dự kiến khả năng khai thác than (nguyên khai) tăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đạt từ 48 - 55 triệu tấn/năm, sau đó giảm dần còn khoảng 51 - 52 triệu tấn vào giai đoạn năm 2035 - 2045. Để đáp ứng nhu cầu than phục vụ sản xuất của các ngành kinh tế, Việt Nam dự kiến sẽ phải nhập khẩu khoảng 50 - 83 triệu tấn vào giai đoạn năm 2025 - 2035 và giảm dần còn khoảng 32 - 35 triệu tấn vào năm 2045. |
Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 1]: Các dự báo trong quy hoạch và chiến lược Nội dung chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề cập 3 vấn đề chính: (1) Dự báo nhu cầu than đến năm 2045 - 2050 của Việt Nam thông qua 2 tài liệu: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2045 và Quy hoạch tổng thể về ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2050; (2) Định hướng phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam và tăng cường nhập khẩu than phục vụ nhu cầu trong nước đến năm 2035 - 2045; (3) Đề xuất cơ chế, chính sách của Nhà nước, các giải pháp của ngành than và các doanh nghiệp khai thác, tiêu thụ, nhập khẩu than đáp ứng nhu cầu than trong nước. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc. |
Theo báo cáo, hiện nay TKV và Tổng công ty Đông Bắc đang gặp vướng mắc trong quá trình hoàn thiện các thủ tục cấp và gia hạn giấy phép khai thác do chồng lấn về quy hoạch đối với một số dự án khai thác than trên địa bàn. Nhất là vướng mắc trong việc cấp phép dự án cải tạo, mở rộng, nâng công suất mỏ Than Cao Sơn (TKV) và gia hạn giấy phép đối với mỏ Đông Đá Mài (Tổng công ty Đông Bắc).
Ngoài ra, tại một số khu vực khai thác trên địa bàn, việc chồng lấn về quy hoạch, ranh giới khai thác cũng đang ảnh hưởng đến hoạt động khai thác than của các đơn vị trực thuộc TKV và Tổng công ty Đông Bắc.
TKV và Tổng công ty Đông Bắc thống nhất các nội dung liên quan đến việc cấp, gia hạn giấy phép, thuê đất đối với các dự án và công tác phối hợp giữa hai đơn vị. |
Tại hội nghị, ông Đặng Thanh Hải - Tổng giám đốc TKV cho rằng: Trước đây cũng như hiện nay, TKV và Tổng công ty Đông Bắc luôn có sự phối hợp, hỗ trợ nhau vì mục tiêu chung hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh than. Về các vấn đề liên quan đến chồng lấn ranh giới giữa dự án mở rộng, nâng công suất mỏ Cao Sơn với Đông Đá Mài, hai bên thống nhất các nội dung để báo cáo Cục Địa chất - Bộ TN&MT. Khối lượng đất, đá chồng lấn giao cho đơn vị tư vấn rà soát tính toán lại khối lượng. Liên quan đến quy hoạch chi tiết đến các dự án, sử dụng cơ sở vật chất sẵn có, cũng như các vấn đề liên quan đến các đơn vị của TKV, các đơn vị thành viên của hai bên trực tiếp làm việc làm cơ sở báo cáo các cấp có thẩm quyền giải quyết.
Theo ông Đỗ Mạnh Khảm - Tổng giám đốc Tổng công ty Đông Bắc: Trước đây, Tổng công ty Đông Bắc là đơn vị thuộc TKV nên khi tách ra những vấn đề liên quan về ranh giới, chồng lấn, giao thoa giữa các dự án là không tránh khỏi. Vì vậy, cần phối hợp, hỗ trợ nhau để giải quyết vì mục tiêu ổn định, phát triển sản xuất của hai bên.
Tại hội nghị, TKV và Tổng công ty Đông Bắc đã thảo luận, thống nhất phương án giải quyết việc chồng lấn quy hoạch giữa mỏ Than Cao Sơn và mỏ Đông Đá Mài cùng một số vị trí khác, trên cơ sở đó báo cáo các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mặt khác, hai đơn vị cũng thống nhất trong thời gian tới sẽ tăng cường công tác trao đổi, phối hợp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ than./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM