RSS Feed for TKV chỉ duy trì bốn lĩnh vực chính trong tái cơ cấu | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 05/01/2025 12:38
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

TKV chỉ duy trì bốn lĩnh vực chính trong tái cơ cấu

 - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) định hướng tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, xác định tiếp tục duy trì 4 lĩnh vực sản xuất kinh doanh (SXKD) chính là than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp.

TKV: Cơ cấu lại tổ chức sản xuất đến các phân xưởng

Theo TKV, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về Đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn 2012-2015, TKV đã tập trung vào 4 lĩnh vực kinh doanh chính gồm: than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp.

Đối với các lĩnh vực kinh doanh khác, TKV đã phân loại và có lộ trình tái cơ cấu, theo đó đã thoái một phần hoặc thoái hết vốn, hoặc CPH nhà nước nắm giữ dưới mức chi phối tại các lĩnh vực này để tập trung vào 4 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

TKV đã đảm bảo triển khai CPH 11/11 doanh nghiệp trong giai đoạn 2012-2015. Tính đến hết năm 2015, TKV đã hoàn thành cơ bản việc CPH 11/11 đơn vị (bao gồm cả 3 tổng công ty).

Về thoái vốn đầu tư của TKV tại các doanh nghiệp, kết quả đến hết năm 2015, TKV đã thoái vốn ngoài ngành được 6/8 đơn vị, thoái vốn trong ngành 5/7 đơn vị, chuyển nhượng được 2 dự án đầu tư nước ngoài.

TKV cho biết: công tác thoái vốn tại các công ty “cháu” cũng được tích cực triển khai, tuy nhiên mới thoái được 9/21 đơn vị theo kế hoạch.

TKV đã sắp xếp, chuyển đổi 10 công ty TNHH MTV sản xuất than thành chi nhánh thuộc Công ty mẹ - TKV; trong đó có 3 công ty hai cấp quản lý chuyển thành một cấp. Thành lập mới và tổ chức lại các chi nhánh của TKV; sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp, hợp nhất 3 trường cao đẳng nghề thành Trường Cao đẳng nghề Than - Khoáng sản VN; nâng cấp Trung tâm Y tế lao động thành Bệnh viện Than - Khoáng sản.

Bên cạnh đó, TKV đã hoàn thiện cơ chế quản lý, quản trị doanh nghiệp, sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý cơ quan điều hành TKV từ 28 ban còn 22 ban. 

Đồng thời, hoàn thiện các quy chế quản lý nội bộ của TKV, cơ chế quản lý về tăng năng suất, giảm giá thành, đổi mới, tái cơ cấu chất lượng lao động...

Về định hướng tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, TKV xác định tiếp tục duy trì 4 lĩnh vực SXKD chính (than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp); tiếp tục tái cơ cấu về tổ chức, tinh gọn bộ máy, lao động; tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp... 

Để việc thực hiện Đề án tái cơ cấu có hiệu quả hơn nữa, thời gian tới TKV tiếp tục tập trung vào việc giải quyết những bất cập trong mô hình về quản lý lao động, tài chính, tăng tính chủ động của doanh nghiệp nhưng phải kiểm soát được và tiếp tục hoàn thiện cơ chế và thể chế TKV; đồng thời chủ động, khẩn trương thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 để có quyết sách, ứng xử phù hợp với xu thế, xây dựng TKV phát triển bền vững, là một trong 3 trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

NangluongVietnam Online

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động