RSS Feed for Tăng vốn điều lệ để cân đối nguồn vốn đầu tư các dự án của PVN | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 07:56
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tăng vốn điều lệ để cân đối nguồn vốn đầu tư các dự án của PVN

 - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc điều chỉnh vốn điều lệ giai đoạn 2011 - 2015 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

>> PVN tập trung vào 5 lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
>> Vai trò của Petrovietnam trong nền kinh tế đất nước hiện nay

Theo đó, Chính phủ phê duyệt chủ trương tăng vốn điều lệ để cân đối nguồn vốn đầu tư các dự án của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2011-2015, với mức vốn điều lệ dự kiến tại thời điểm ngày 31/12/2015 của PVN là 301.400 tỷ đồng từ các nguồn vốn: Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ dự phòng tài chính; lãi dầu, khí nước chủ nhà và tiền đọc tài liệu để lại Tập đoàn theo quy định; Quỹ sắp xếp doanh nghiệp tại Tập đoàn; vốn khác của chủ sở hữu và nguồn phân phối lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ - Tập đoàn theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ giao PVN có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn điều lệ hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật.

Tại Nghị định số: 149/2013/NĐ-CP, ngày 31/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, vốn điều lệ của PVN tại thời điểm chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 177.628.383.625.944 đồng.

Nghị định quy định, PVN phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại PVN và vốn PVN tự huy động; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của PVN trong phạm vi số tài sản của PVN; định kỳ đánh giá lại tài sản của PVN theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu hoạt động của PVN: Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại PVN và vốn đầu tư của PVN tại doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu nhà nước giao; Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn.

Phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành tập đoàn kinh tế có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao; trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực sản xuất, kinh doanh là thăm dò khai thác dầu khí, lọc-hoá dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao; trong đó, thăm dò khai thác dầu khí là lĩnh vực kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học, công nghệ đào tạo; có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế làm nòng cốt để ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả và bảo đảm an ninh năng lượng cho sự phát triển của đất nước.

Ngành, nghề kinh doanh chính của PVN là nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hoá than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước; kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hoá phẩm dầu khí; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu...

NangluongVietnam.vn

SỰ KIỆN BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Nước cờ tàn của Hoa Kỳ ở Ukraine
Ông Trần Xuân Giá và phiên tòa lịch sử
"Bầu" Kiên thực sự có bao nhiêu tiền?
Ukraine: Lối rẽ nội chiến, hay Nhà nước Liên bang?
Đâu là sự khác biệt giữa Crimea và Kosovo?
Campuchia trước chính sách nước đôi của Trung Quốc
Chủ tịch Kim Jong-Un qua lời kể của ngư

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động