RSS Feed for Trữ lượng dầu Thứ sáu 19/04/2024 12:53
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Công nghiệp dầu khí thế giới [Kỳ 2]: Trữ lượng đã được chứng minh

Công nghiệp dầu khí thế giới [Kỳ 2]: Trữ lượng đã được chứng minh

Trên thế giới, trữ lượng một số nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược, trong đó có dầu mỏ, khí thiên nhiên, vàng v.v... thường không được công bố chính thức. Dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ tổng hợp, cập nhật trữ lượng dầu mỏ (đã được chứng minh), cũng như cách phân loại trữ lượng dầu trên thế giới của Liên hợp quốc, Hoa Kỳ và Liên bang Nga.
Quyền quyết định giá dầu và rủi ro của quốc gia nghèo tài nguyên

Quyền quyết định giá dầu và rủi ro của quốc gia nghèo tài nguyên

Trong một thời gian dài (trước năm 2017), việc kiểm soát giá dầu dựa trên quyền kiểm soát trữ lượng và sản lượng dầu của công ty, hoặc quốc gia có tham vọng điều khiển thị trường để phục vụ cho lợi ích của họ. Nhưng sau 2017, quyền lực định giá dầu mỏ trên cục diện toàn cầu đã thay đổi... Do đó, việc nghiên cứu nhiều giải pháp kết hợp để hạn chế những rủi ro từ các nước có khả năng kiểm soát thị trường năng lượng gây ra là một điều vô cùng cần thiết đối với các quốc gia không giàu có về tài nguyên.
Sản lượng tại các mỏ dầu khí Việt Nam suy giảm nhanh

Sản lượng tại các mỏ dầu khí Việt Nam suy giảm nhanh

Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Vũ Trường Sơn, sản lượng khai thác tại các mỏ Việt Nam hiện đang suy giảm khá nhanh, phần lớn các mỏ đã phát hiện là các mỏ nhỏ, vì vậy việc tăng cường công tác tìm kiếm thăm dò để gia tăng trữ lượng đưa vào phát triển khai thác với mục tiêu duy trì sản lượng dầu khí trong nước là yếu tố rất quan trọng.
Khai thác, chế biến dầu khí Việt Nam: Thách thức và giải pháp (Kỳ 1)

Khai thác, chế biến dầu khí Việt Nam: Thách thức và giải pháp (Kỳ 1)

Trong các khó khăn thách thức trong lĩnh vực khai thác dầu khí giai đoạn 2016-2020, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Tập đoàn Dầu khí Việt nam (PVN) chính là giá dầu thấp, sản lượng khai thác của một số mỏ đã bước vào giai đoạn suy giảm. Ngoài ra, phần lớn các mỏ và cấu tạo đưa vào vận hành khai thác trong giai đoạn này có trữ lượng nhỏ, chi phí đầu tư rất cao...
Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 6)

Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 6)

Tập đoàn kinh tế nhà nước là mô hình kinh tế mang tính "động lực của một quốc gia" cần phải phát triển, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về tập đoàn kinh tế. Những tập đoàn kinh tế mũi nhọn có tính đặc thù cần phải thiết kế riêng khung pháp lý cho hoạt động bao trùm toàn bộ chuỗi công nghệ cốt lõi để có thể tích tụ vốn thực sự, phát triển đa ngành và đa dạng hóa các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn và nâng cao tính tự chủ.
Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 5)

Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 5)

Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng về dự báo tiềm năng dầu khí vùng nước sâu theo trào lưu chung của thế giới, nhưng dù sao tiềm năng này ở Việt Nam vẫn còn là lý thuyết. Mặt khác, một số vấn đề chưa được sáng tỏ: Giới hạn vùng nước sâu, vùng không tranh chấp đến đâu? Giải pháp đối phó có hiệu quả với các phản ứng của những kẻ có dã tâm chiếm đoạt phần thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam như thế nào? Cách thức giải quyết tác động tiêu cực của yếu tố giá dầu thấp kéo dài ảnh hưởng đến kế hoạch thăm dò trong lúc vốn đầu tư của chúng ta còn rất hạn chế để cho kế hoạch có thể khả thi?
Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 4)

Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 4)

Theo chúng tôi, Việt Nam cần cân nhắc việc đầu tư thăm dò, khai thác dầu ở nước ngoài. Do nhiều nguyên nhân, các dự án đầu tư vào các mỏ dầu ở nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có chi phí cao và rủi ro lớn. Trong khi đó, các mỏ dầu khí ở Biển Đông - ngay trên "sân nhà" thì chúng ta lại phải liên doanh đầu tư và phân chia sản phẩm với nước ngoài.
Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 3)

Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 3)

Nguồn bổ sung trữ lượng dầu mỏ, khí thiên nhiên của Việt Nam rất hạn chế, có nhiều rủi ro và nhạy cảm về chính trị. Trong tương lai, dầu mỏ và khí thiên nhiên của chúng ta chỉ có thể được phát hiện ở vùng biển nước sâu, xa bờ ngoài biển Đông (vùng đặc quyền kinh tế). Các dự báo về tiềm năng dầu khí ngoài thềm lục địa, cũng như ngoài biển Đông vẫn còn rất khác biệt... Theo nhìn nhận của chúng tôi, với tốc độ thăm dò, khai thác như hiện nay, tổng trữ lượng khí thiên nhiên (hiện có và sẽ được bổ sung) của chúng ta chỉ đủ khai thác trong 18 ÷ 20 năm nữa và đến sau 2020, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khí bổ sung cho mức thiếu hụt trong khai thác.
Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 2)

Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 2)

Đây là thời điểm cần thiết để Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) rà soát, bổ sung chiến lược phát triển bao gồm quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển theo hướng thích nghi với tình hình thay đổi nhanh trong lĩnh vực dầu khí. Đây cũng chính là giai đoạn cần đặt vấn đề hiệu quả toàn chuỗi hoạt động dầu khí và nâng cao năng lực hoạt động của toàn hệ thống lên trên hết. Làm tốt những khâu này là nhân tố quyết định để ngành Dầu khí Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí chủ đạo của mình và cũng là nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 1)

Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 1)

Gần đây, các dự báo khuynh hướng diễn biến thị trường dầu khí thế giới đều cho thấy sẽ có nhiều biến động bất thường liên quan không những với những thay đổi trong môi trường "tự nhiên" (biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự xuất hiện những nguồn cung năng lượng thay thế dầu mỏ nhanh hơn dự kiến…) mà cả với an ninh, hoặc với các yếu tố địa chính trị - kinh tế... nên hầu như tất cả các nước sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ đã điều chỉnh các mục tiêu chiến lược của họ cho phù hợp với tình hình mới. Đương nhiên Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
Khát vọng của ngành Dầu khí Quốc gia

Khát vọng của ngành Dầu khí Quốc gia

Chặng đường xây dựng và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đã tiến tới mốc son 55 năm. Ngành công nghiệp đang giữ vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn gian khổ, song mỗi bước đi lên đều ghi dấu bản lĩnh và khát vọng, đều để lại dấu ấn lịch sử đáng tự hào vì ngọn lửa dầu khí luôn được gìn giữ, lan truyền, tiếp nối qua từng thế hệ.
Nhìn lại cuộc chiến giá dầu thô

Nhìn lại cuộc chiến giá dầu thô 2

Dầu khí là một loại hàng hóa chiến lược, chi phối gần như toàn bộ mọi hoạt động kinh tế-xã hội của nền văn minh nhân loại trong suốt gần hai thế kỷ vừa qua. Nó vừa là nguồn năng lượng chủ yếu, vừa là nguồn nguyên liệu quan trọng của công nghiệp hóa chất, vừa là nguồn tài chính của các quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên quý giá này, cũng như làm chủ các hoạt động thương mại liên quan đến dầu khí. Đặc biệt nó còn là nguyên nhân trực tiếp, hoặc gián tiếp của thế chiến thứ I, thứ II, cũng như rất nhiều cuộc chiến đẫm máu, dai dẳng trên nhiều châu lục và những cuộc chiến kinh tế tác động mạnh mẽ đối với mọi quốc gia khi dầu khí được dùng như một vũ khí lợi hại thông qua điều khiển giá dầu lên cao hoặc xuống thấp theo từng mục tiêu chiến lược của các nước sản xuất hoặc tiêu thụ dầu lớn.
Lãnh đạo PVN làm việc tại Iraq

Lãnh đạo PVN làm việc tại Iraq

Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam do Phó Tổng giám đốc Nguyễn Quốc Thập dẫn đầu đã tới thủ đô Baghdad, Iraq làm việc với Bộ Dầu và một số lãnh đạo Nhà nước Iraq về các dự án của Tập đoàn tại đây.
Phiên bản di động